Thursday, October 8, 2015

Bản rondo mùa hạ - ( Cảnh V)


Tác giả: Xuân Đức

                                    CẢNH V 
                     ( Cảnh hiện tại ở phòng tranh. Hoàng Phối vẫn còn trong trạng thái xúc động) 
Davits         : Thì ra bức kí hoạ này là toàn bộ khung cảnh mà người lính Việt cộng ấy đã kể lại...Nhưng như ông đã nói, anh lính này chỉ duy nhất một lần được chứng kiến ông Hồ Chí Minh gặp dân chúng....Thế còn những bức tranh này...Những người lính Việt cộng đọc thơ Hồ Chí Minh...Ánh trăng bên suối và bài thơ trữ tình...Lại đây nữa, rừng mùa mữa năm Hồ Chủ tịch qua đời...Làm sao ông có thể tưởng tượng ra được?
H Phối         : Biết giải thích với nhà báo thế nào nhỉ? Có cái gì đó rất kì lạ đã lặn vào tiềm thức những người lính Giải phóng...Rồi cũng chính những điều kì diệu ấy, bằng một cách nào đó lan truyền vào tôi, nó đánh thức những điều kì diệu khác hình như vốn có sẵn bên trong tâm thức tôi mà từ lâu tôi không hề ý thức được...
Davits          : ( Bật cười) Ồ, thần bí quá...Bút pháp của ông thì nặng tính hiện thực...nhưng cảm xúc nghệ thuật lại thần bí hơn cả Pi-cat-so...
                     ( cả hai cùng lắc đầu cười )
                     ( Hai người đàn ông, một già một trẻ bước vào phòng tranh. Đó chính là Trần Chinh Vũ và đứa con nuôi A Nam)
Chinh Vũ     :  ( Nhìn chằm chằm vào H Phối) Ông...là hoạ sĩ Hoàng Phối?
H Phối          : Dạ thưa, đúng là tôi ạ? Dạ thưa...( Bất ngờ) Trời ơi, có phải là anh Chinh Vũ không?
Chinh Vũ      :  Tớ đây, lính Việt cộng Trần Chinh Vũ đây!
H Phối          : ( Cùng la to) Lạy Phật! Tôi là Hoàng Phối, lính thám báo sài Gòn đây!
                     ( Vũ chỉa một ngón tay làm bộ bắn: Đòm!Hoàng Phối cũng nhại lại động tác bắn vào Vũ: Đòm!. Rôi cả hai cười vang  cùng  túm chặt vai nhau lắc mạnh.... Cử chỉ đó khiến Davits kinh ngạc, vội chụp một kiểu ảnh)
Chinh Vũ     :  Nhanh quá...mới đó mà đã 28 năm.. À không, chỉ 25 năm thôi. Năm 75 chúng ta đã gặp lại nhau ở Huế mà, nhớ không?
H Phối          : Làm sao quên được anh. Đúng là đã 25 năm...
Davits         : Hai mươi lăm năm một thời gian đủ để những bàn tay từng cầm súng chỉa vào nhau nay lại có thể ôm choàng lấy nhau...
Chinh Vũ      :  ( Nhìn Davits rồi hỏi Phối) Ông khách đây là?
H Phôi          : À, xin giới thiệu với anh Vũ, ông này là một phóng viên người Mỹ, trước đây cũng là lính tham chiến tại vùng Trị Thiên...Còn giới thiệu với phóng viên, đây là anh Trần Chinh Vũ, đồng đội của anh A Thiện mà tôi vừa kể với ông.
Chinh Vũ     :  ( bắt tay) Một cựu chiến binh Mỹ trở lại thămViệt Nam. Hoan nghênh.
Davít            : Tôi là Davits Tomson. Tôi vừa có được bức ảnh rất ấn tượng của những người lính hai chiến tuyến Việt nam sau 28 năm...
H Phôi         : Không phải chỉ đên 28 năm sau chúng tôi mới có thể bắt tay nhau. Chẳng phải tôi vừa kể với ông, chính những người lính này đã dang tay kéo tôi lên từ cơn nứoc lũ đó sao.
Chinh Vũ     :  Cũng phải nói thêm cho công bằng. Chính anh Hoàng Phối đã dìu tôi dấu vào một hẽm đá khi đồng đội anh ấy tấn công vào chỗ chúng tôi. Nếu không nhờ anh Phối dấu, có thể giờ tôi đã yên nghỉ với đât đai rồi.
Davits          : Lại có chuyện như vậy ư?
Chinh Vũ     :  Nam, lại đây con...
H Phối         : Con trai anh đây ư?
Chinh Vũ    :  Ừ, con trai...Nhưng không phải chỉ là con của tôi. Cháu là đứa con duy nhất mà A Thiện gửi lại cho chúng ta. Sau giải phóng tôi đã lặn lội ra tận quê hương Điện Biên để tìm gia đình A Thiện. Lúc ấy cháu Nam được 4 tuổi. Ông nội đã đặt tên cháu là Nam để ghi nhớ sự ra đi của bố cháu ở phương tròi phia nam Tổ Quốc. Sau này tôi còn ra vào nhiều lần. Trước lúc Già A Mưng sắp rời khỏi cõi trần, già đã đề nghị tôi nhận cháu làm con nuôi.....
H Phôi         : Nam!...Cháu có biết rằng bà cháu không những cứu sống thân xác chú mà còn cứu sống cả linh hồn chú.
Nam             : Cháu cũng đã được nghe bố Vũ kể.
H Phối         : Thế hiện giờ cháu làm công việc gì.
Nam            :  Dạ cháu công tác ở Bảo tàng Điện Biên.
Chinh Vũ    :  Cháu nó là Thạc sĩ Sử học..
Davits         : Ô, một nhà sử học rất trẻ...Cho phép tôi đươc hỏi anh bạn trẻ một câu nhé. Anh có cảm thấy ngạc nhiên không khi những người cha người chú của anh từng chỉa súng quyết tiêu diệt nhau, nay lại tay bắt mặt mừng như thế.
Nam          : Có thể với ông là sự ngạc nhiên, còn tôi và hầu hết người Việt Nam thì không. Người Việt nam đã biết rõ điều này ngay từ những ngày còn cầm súng.
Davits         : Xin lỗi, tôi muốn bạn hãy nói với tư cách người làm sử, đừng nói theo cách nói chính trị..
Nam            : Thưa ông...tôi đang trả lời ông với những chứng cứ lịch sử, thậm chí cả những chứng cứ của cảm xúc văn học, tuyệt đôi không phải là tuyên truyền chính trị.  
Davits          : Cảm xúc văn học?
Nam            : ( Cười nhẹ) Tôi đọc cho ông nghe mấy câu thơ nhé.
Davíts         ; Anh bạn còn làm thơ nữa ư?
Nam            : Ồ không. Thơ của một người khác. Tác giả vốn cũng không phải là thi sĩ, mà là một trong những người thư kí giúp việc cho Bác Hồ. Có thể nói, ông ấy là một trong những người được ở gần Bác nhất. Khi Bác chúng tôi qua đời, ông đã khóc Bác bằng một bài thơ khiến cho lũ trẻ chúng tôi lúc đó dù đau thương vô hạn nhưng vẫn thấy khôn lớn hẳn lên sau những giờ phút tưởng như đất trời sụp đổ.
Davits          : Ồ, tôi thật sự thấy tò mò...Bạn đọc đi.
Nam             : Chuyện có thật được những chứng nhân lịch sử ghi chép lại thế này. Một lần người thư kí ấy gửi cho Bác Hồ bản báo cáo về một trận đánh ở chiến trường Miền nam với thắng lợi to lớn, tiêu diệt được hàng ngàn lính Mỹ, Nguỵ. Vì quá phấn khởi trước thắng lợi đó, người thư kí đã dùng cụm từ một trận đánh tuyệt đẹp. Bác Hồ xem xong bản báo cáo, mặc dầu cũng rất phấn khởi nhưng lại nhẹ nhàng gạch bỏ cụm từ tuyệt đẹp. Rồi Bác nhìn người thư kí nói với một giọng trầm buồn: Một trận chết nhiều người như vậy sao cháu lại dùng từ đánh đẹp? Cháu nên gọi là một trận thắng lớn là đủ. Khi Bác Hồ qua đời, trong bài thơ khóc Bác, người thư kí ấy đã viết mấy câu thế này:Bác không bằng lòng gọi trận đánh chết nhiều người là đánh đẹp/ Con xoá chứ đẹp như xoá sự cạn hẹp của lòng con/ Thế mới biết với quân thù lòng Người như săt thép/ Mà tình thương trùm khắp mọi linh hồn...
                      ( Tất cả trào dâng niềm xúc động sâu xa. Âm nhạc trào lên tha thiết. Rồi âm nhạc dẫn chúng ta trở về với không gian rừng của năm 1972)

                         Tắt đèn chuyển không gian

 Đăng ngày 25/11/2010

Nhận xét

Chia sẻ cho bạn bè

Bài viết liên quan