Friday, October 2, 2015

HÃY TREO CỔ !


Tác giả: Xuân Đức

Hãy treo cổ những thằng mặt nạc
Ngồi trên cao mà điếc lác mắt, tai
Bao nhiêu lời dân đen ấm ức
Cứ bỏ ngoài.Hãy treo cổ bọn sống như lươn, chạch
Mồm cứ phun thường trực một giọng tanh
Suốt ngày véo von bài ca đạo đức
Nghe mà kinh.

Hãy treo cổ đám kéo bè kết cánh
Giành cửa quan như tranh vé chợ đen
Vì lợi riêng bất chấp thủ đoạn
Dạ khôn lường.

Hãy treo cổ kẻ lá mặt, lá trái
Thay nụ cười như sắc áo kì nhông
Sa sả tung hô rồi sa sả chưởi
Chẳng ngượng mồm.

Hãy treo cổ cái bầy vô cảm
Lòng khô đanh trước oan khuất cuộc đời
Bia cứ chảy tràn li bọt trắng
Mắt không ngươi.

Hãy treo cổ những thằng nói dối
Ép dưới, nịnh trên phản phúc bạn bè
Nhân tâm loạn bởi một phường cơ hội
Như ong ve.

Hãy treo cổ trùng trùng quân sâu mọt
Đục khoét nghênh ngang giữa ánh mặt trời
Đất nước ngả nghiêng, giang sơn xơ xác
Lưng trần phơi.

Hãy treo cổ!
Mà khoan..khoan treo đã
Cái lũ kia như cỏ bời bời
Nếu treo cổ tất tất bầy lũ đó
Chẳng còn cây !

Không, cứ treo, dẫu ở pháp trường cây tàn úa
Mầm lại xanh sau một trận mưa giông
Nhân dân mới là rừng- nguồn- cội
Chớ nao lòng!

viết lúc nửa đêm 9-3-2009

Đăng ngày 10/03/2009
Ý kiến về bài viết
  Gửi bởi: lưu quốc Hoà - 10/03/2009

ta cần có cuộc điều tra xã hội học đã đã bác Xuân Đức ạ! Kẻ đáng treo cổ đáng bao nhiêu phần trăm . Kẻ chuẩn bị phải treo cổ là bao nhiêu...Bao nhiêu thằng theo đóm ăn tàn...Đọc khổ cuối em thấy bác cực đoan quá...
  Gửi bởi: Đất Vĩnh - 11/03/2009

Treo cổ mà chi uổng dây thừng
Đem ra ngoài biển quẳng là xong

  Gửi bởi: Đức Tiên - 11/03/2009

Hãy treo cổ!
Mà khoan..khoan treo đã
Cái lũ kia như cỏ bời bời
Nếu treo cổ tất tất bầy lũ đó
Còn mấy ai ?

----------------------------
Tôi thì thấy không cực đoan !đó là một sự thật đau lòng khi đạo đức xuống cấp nghiêm trọng cần lên tiéng !

  Gửi bởi: Traito - 11/03/2009

He,he...Lão Trang lại ảo tưởng rồi. Cháu vốn thật thà nên cứ “phê bình” Lão trước đã. Cháu nói Lão ảo tưởng vì thời nay loại người như Lão kể nhan nhản khắp nơi, sờ đâu đụng đó nên treo làm sao xiết Lão ơi! Tối qua cháu đi họp tổ dân phố và cả đêm qua cháu không ngủ được, chỉ mong trời sáng để tâm sự với Lão đây. Đây là lần thứ 3 sau khi chuyển về nhà mới cháu tham gia họp tổ Lão ạ. 2 lần đầu cháu không kể vì cuộc họp diễn ra và kết thúc trong không khí cởi mở, ấm cúng, chân thành…đại khái là thành công hơn mong đợi. Lần thứ nhất thì thu tiền tráng nhựa con hẻm theo tinh thần nhà nước 80%, nhân dân 50%. Nghe nói có hẻm mới bà con mừng húm nên đông ý cái rụp dù cái vô lí ai cũng thấy là những nhà mặt tiền thì được nhà nước làm đường mà không phải đóng tiền còn những người nghèo chui vào hẻm ở thì lại phải đóng tiền ( thôi thì bỏ qua vì lỗi là tại chúng bay nghèo!). Lần thứ 2 thu tiền thì cũng diễn ra êm đẹp, không ai thắc mắc. Đáng vui và vinh dự là cả 2 lần đều có quan phường xuống tham gia trên tinh thần là nghe điện thoại (vì suốt 2 buổi họp cháu thấy vị này nghe ĐT suốt). Riêng lần thứ 3 hôm qua thì không thành công rực rỡ nữa rồi Lão ơi bởi vì mời quan phường xuống họp nhưng các quan đều bận nên hổng có ai (mặc dù họp lúc 19g). Các vị có nhắn lại là có kiến nghị gì thì lập biên bản gửi lên. Sở dĩ các vị từ chối là vì hôm qua họp để nghiệm thu con hẻm vừa làm xong đã xuống cấp. Cháu được vinh dự cử làm thư ký và sau 3 tiếng đồng hồ lắng nghe 43 hộ dân có ý kiến thì cuộc họp đã thống nhất gửi đến quan phường bản tường trình như sau: Diện tích con hẻm chỉ khoảng 800m2 nhưng nhà thầu quên 50m2 không tráng nhựa, 13 hố ga theo thiết kế là làm mới hoàn toàn nhưng nhà thầu không nhớ nên chỉ sử dụng 8 hố ga cũ (không làm mới) thậm chí có 3 hố ga cũ nhà thầu không nhìn thấy nên cho lấp kín luôn! mấy chục khối đất họ cũng quên không đổ. Thay vì đá sạch, loại nhỏ trộn nhựa thì họ đổ loại to trộn đất bùn, dầu hoả để làm chất kết dính thì họ chơi 2/3 là nước, chi mấy triệu cho giám sát của phường nhưng suốt quá trình thi công chẳng thấy ai,  xà bần họ đổ một đống to như núi trước nhà dân không chịu dọn…vân vân và vân vân…Kết quả của việc thi công nhanh như tia chớp đã làm con hẻm nhấp nhô như sóng biển, mưa xuống nếu nước không chảy vào nhà dân thì cũng đọng lại từng vũng to như hồ bơi mini của nhà quan. Nhà thầu đã nhanh chóng khắc phục bằng cách cử 2 kỹ sư cầu đường mang theo 2 thau nhựa với tinh thần trũng chỗ nào vá chỗ đó nên kết quả là chỗ trũng thành cao, chỗ cao thành trũng và mưa xuống nước vẫn đọng như xưa. Sau cái sự vá đó là mặt tiền con hẻm trở nên nham nhở như người mặc áo vá trông rất vui mắt. Điều cuối cùng là kể từ ngày có con hẻm mới phụ nữ trong hẻm bỗng nhiên trở nên thận trọng, đi đứng khoan thai, dịu dàng hơn vì nếu sơ ý gót giày sẽ cắm xuống đường mà không tài nào nhấc lên được, mà nếu có nhấc được thì cũng nhấc giày còn gót đã nằm lại dưới mặt đường…. Kết quả là theo như tính toán của dân thì tổng thất thoát là 53.000.000đ. Bà con đề nghị phường xuống kiểm tra, yêu cầu nhà thầu làm lại mặt tiền con hẻm, làm lại hố ga…nhưng chưa biết đến bao giờ. Hãy đợi đấy!
He,he… Con hẻm được làm với kinh phí 230 triệu mà đã thất thoát 53 triệu rồi thì những công trình ti tỉ  biết tính sao hả Lão Trang? Viết xong biên bản cháu cảm thấy thanh thản lạ lùng vì từ nay cái chuyện nhà sập, cầu chưa xây xong đã gãy…sẽ không bao giờ làm cháu thắc mắc, ngạc nhiên thêm nữa. Xin cám ơn con hẻm nhỏ vô cùng!

  Gửi bởi: Lão Trang - 11/03/2009

Chào ĐứcTiên. Buồn lòng thì hô xả hơi lên vậy thôi chứ nào có treo được ai. Sao không về TST uống thử Cà fê ?
  Gửi bởi: Lão Trang - 11/03/2009

Gửi Traito:
He he..comment mà dài và sinh động hơn một phóng sự điều tra. Gửi dự thi chắc kiếm được cái giải chót đấy.

  Gửi bởi: Traito - 11/03/2009

He,he...vì cái "iu điểm" nói dài, nói đúng chủ trương, đường lối, chính sách... đó mà vừa qua cháu được vinh dự bầu làm tổ trưởng công đoàn của 23 công đoàn viên với phiếu bầu 22/23 (có một phiếu trắng không phải phản đối mà do không biết chữ. He,he...). Từ ngày lên chức cháu lo quá Lão ơi bởi đã mang trọng trách trước mấy cô tạp vụ, anh tưới cây...thì phải sống sao cho đáng sống, cho khỏi hổ thẹn vì những năm tháng đã sống hoài sống phí và vì những năm phấn đấu không mệt mỏi cho cái chức tổ trưởng này để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả sức ta, ta đã cống hiến vô tư , suốt đời trung thành với lý tưởng mà không bị quyền lực, tiền bạc quyến rũ...He, he...Đấy! Lão thấy cháu nói có bài bản và hay như chim hót đấy không? Đấy là nhờ cháu hay đọc sách và xem tivi đấy Lão ạ. Hôm qua cháu khoe với mẹ, mẹ cháu bảo: dòng họ ta ba đời nông dân lam lũ nên con được mang trọng trách này là vinh dự lắm nghe con. Làm Lãnh đạo là phải trong sạch, liêm khiết, biết đặt lợi ích của dân lên trên lợi ích bản thân...Cháu tự hào lắm nhưng lo quá. Mai kia dự án tưới cây mà không có nước, dự án hút bụi mà không có điện thì chết cháu Lão ơi. Nhưng dẫu sao cháu cũng hứa với Lão là sẽ hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao khi còn đương chức. Lão cứ yên tâm nhé! He,he...
  Gửi bởi: XÃ XỆ - 11/03/2009

Bài thơ Lão Trang rất hay. Tiếc không kịp đưa vào tuyển thơ cho thêm sức nặng. Mụ Trai tơ nói đúng. Lão Trang ảo tưởng. Nếu treo cổ hết bọn sâu mọt thì cả đất nước này sẽ thành nghĩa địa. Một nghĩa đại vĩ đại dài suốt từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mâu, trốn đâu thoát mùi xú uế hả Lão Trang?
  Gửi bởi: Thu Thảo - 12/03/2009

nếu treo cổ hết thì chỉ còn "dân đen" thôi. Như tui cũng đáng chặt cổ, bởi vô tích sự nhìn lũ sâu dân mọt nước, ăn no vỗ bụng khoác lác.
  Gửi bởi: Nico - 12/03/2009

Đọc bài thơ của Lão Trang rồi nhìn cái hình minh hoạ thấy cần hiểu ngược Lão ơi. Kẻ mà Lão Trang treo cổ ấy ngó đi ngó lại thấy giống dân đen ta quá vì thấy ốm nhom ốm nhách, tội nghiệp thế nào ấy. Mấy cái thằng Lão kể phải là béo phệ, mặt đỏ gay, com lê, cà vạt thẳng nếp, tay xách cặp Lão ạ. Hi,hi...À mà Lão đã nghe chuyện "ước mơ của em" chưa? Cháu kể Lão nghe nha!
Trong giờ giảng văn cô giáo hỏi học sinh về ước mơ của mình. Đa số học sinh đều mơ ước trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo viên...riêng mỗi cu Tèo là mơ ước trở thành thằng tham nhũng! Thấy lạ nên cô giảo hỏi vì sao thì Tèo tỉnh queo thưa: Dạ thưa cô tại vì cạnh nhà em có một ngôi biệt thự rất to. Cứ tối tối em lại thấy một bác bụng to, mặt đỏ, tóc bóng mượt lúc nào cũng com lê cà vạt thẳng nếp, tay xách cặp đen đi làm về bằng xe hơi xịn bóp còi inh ỏi. Mỗi lần thế bố em lại bảo: tiên sư cái thằng tham nhũng! Ngày xưa học dốt như bò, chỉ mỗi tài lừa thầy phỉnh bạn. Thấy bác ấy sướng quá, oai quá nên em cũng mơ ước trở thành thằng tham nhũng ạ!
He,he...

  Gửi bởi: Lão Trang - 12/03/2009

Đọc bài thơ của Lão Trang rồi nhìn cái hình minh hoạ thấy cần hiểu ngược Lão ơi. Kẻ mà Lão Trang treo cổ ấy ngó đi ngó lại thấy giống dân đen ta quá vì thấy ốm nhom ốm nhách, tội nghiệp thế nào ấy. Mấy cái thằng Lão kể phải là béo phệ, mặt đỏ gay, com lê, cà vạt thẳng nếp, tay xách cặp Lão ạ.
Hihi. Bọn ấy chỉ béo khi đang sống, chứ nếu đã treo cổ phơi khô vài giờ là xẹp xuống nhanh hơn dân đen. Dân nghèo thì dai sức cháu ơi.

  Gửi bởi: An Hóa Văn - 12/03/2009

Thời nào cũng vậy, chế độ nào cũng thế, luôn có người hùng nhưng cũng ko thiếu những kẻ gian manh xảo trá, chỉ biết mình ko biết đến người khác. Nếu nói như bài thơ thì quá tiêu cực, cực kỳ tiêu cực, cực đoan Lão Trang à.
Cái điều quan trọng nhất của con người là cái tâm. Người ta trân trọng con ngừoi cũng vì cái tâm. nếu có cái tâm thì đứng trước những điều trái trai ngang mắt như vậy phải biết chỉ đâu ra được lối giải quyết. nếu muốn tung hê, đạp đổ thì đơn giản quá, bình thường quá giống như 1 anh chàng lực điền ko chút trí tuệ.
Ví như thân cây gỗ có mọt, người có tâm phải tìm cách giết được mọt mà ko làm mất giá trị của cây gỗ vậy.
Rất đồng cảm với Lão Trang 1 số điểm, nhưng sẽ sao đây khi tôi tưởng tượng Lão Trang đang tại chức và có ngừoi viết bài thơ y như vậy tặg Lão.Wink

  Gửi bởi: Traito - 12/03/2009

Gửi Xã Xệ:
Lý Toét đã chết lâu rồi
Chỉ còn Xã Xệ loi choi ra vào
Lâu nay Xã trốn đi đâu
để cho thiên hạ nháo nhào tìm anh?
Phận nhà thơ quá mong manh
Thị phi nên luỹ, nên thành anh ơi
Chuyện xưa đã khép lại rồi
Nào đâu ai muốn Xã tôi yên lành
"Mụ" này đang định rủ anh
Lên rừng đốn củi lều tranh ta làm
Ham chi thơ thẩn lăng nhăng
Thói đời ai cũng nghĩ mình tài thôi
Đèo Ngang cao mấy cũng chơi
Trèo qua Đèo Nghếch ai tài hơn ta
"Mụ" này tình vẫn bao la
Xệ - không sao cả! Miễn là mụ... yêu!
He,he...

  Gửi bởi: XÃ XỆ - 13/03/2009

Trai tơ rủ Xã Xệ
Lăng nhăng vào rừng thiêng
Lại cho trèo ...Đèo Nghếch
Đú đởn cùng cõi tiên

Hai đỉnh đèo...Nghếch ...Nghếch
Còn rì rầm suối khe
Xã xệ quên mình xệ
U mê lạc lối về

Hãy vứt vỏ Trai tơ
Cả Nicô ...Ni...cốc
Côlôc với ...Côlô
Hiện tấm thân ngà ngọc!

Ngọc trở về đời ngọc
Với tên...  Cháu đồng hương
Để cho lão Xã Xệ
Thành ông Vua...trần truồng!

Hí hí hí!







  Gửi bởi: Traito - 13/03/2009

Thơ viết như ngựa hí
Đọc thấy cũng hay hay
Trưởng ấp ham tán gái
Xã tắc loạn từ đây.

Mới nghe tên Đèo Ngếch
Đã hăm hở cởi truồng
Gặp phải tên cà chớn
Ví mất, tình cũng không.

Đèo Ngang giờ tan tác
Trống hoác lấy đâu khe
Suối cũng cạn đàng suối
Cỏ cây còn le ngoe.

Chẳng ai mê Xã Xệ
Như tơ đây đã từng
Ấy là mê văn vẻ
(Cởi truồng…lại càng ham !)

He,he…

  Gửi bởi: XÃ XỆ - 14/03/2009

Đèo Ngang dù tan tác
Đèo Nghếch vẫn cứ còn
Thế nên mặt Xã Xệ
Vẫn tỏa mùi đêm hôm

Trai tơ hay Nico
Cũng cho vào lò...nướng
Trai tơ thành cầy tơ
Sướng!

  Gửi bởi: Hữu Quang - 14/03/2009

Ngẫm: Tứ thơ đọc đáo, tuyệt vời, hấp dẫn. Sáu khổ đầu nói lên thực trạng đau lòng, việc đấu tranh và hành quyết lũ sâu mọt là tất yếu khách quan, không thể khoan nhượng và thương tiếc. Khổ cuối "Nếu treo cổ", "chẳng còn cây" vì kể không xuể.
Xu thế hiện nay đang hạn chế án tử hình, không xét xử tràn lan và chỉ phán quyết mức án đối với kẻ thủ mưu, thủ ác "tham nhung", "vô cảm trước oan khúc", "phản phúc bạn bè", phi đạo đức... Đòi hỏi dù gian xảo, tin vi đến mấy cũng phải có bàn tay "nhọn", "sạch" bóc trần.
 Theo tôi, để tránh đi vào ngõ cụt, cách giải quyết nên bỏ khổ 8, sửa lại câu đầu của khổ một và sử lại khổ 7 như sau:
Khổ một:
Hãy treo cổ những người phàm tục
Ngồi trên cao mà điếc lác mắt, tai
Bao nhiêu điều dân đen ấm ức
Cứ bỏ ngoài
Khổ 7:
Hãy treo cổ những tên, lũ trùm sâu mọt
Ngã xuống một cây là xa xót đời người
Dù cơ chế ngã nghiêng, giang sơn xơ xác
Ươm mầm xanh!
Xin cám ơn Lão Trang

  Gửi bởi: Lão Trang - 14/03/2009

Hoan hô bạn Hữu Quang dã đưa ra " cơ chế và giải pháp" khả thi cho phiên tòa..thì tương lai. Ngẩm lại mới hiểu vì sao Căm Pu Chia phải chờ mất 30 năm mới mở được phiên tòa xử bọn Ponpot. Khó thật nhẩy!
  Gửi bởi: Hữu Quang - 14/03/2009

Chịu Lão Trang!
Cóc kêu để kiện ông trời
Chuẩn bị đọng đất mới mời cóc lên
Nghe ra đã gặp chuyện hên
Mặc dù có muộn nhưng yên dạ lòng

  Gửi bởi: Tai to - 19/03/2009

Em rất đồng ý với ý kiến của bác Hòa và bác tiên, treo hết thảy không khéo có cả mình trong đó, eo ơi vậy thì kinh quá không dám đâu,cũng kg khéo có cả bác đức nữa chứ.
  Gửi bởi: Xuân Đức - 19/03/2009

Chào Ngô Minh! Thật bất ngờ và vui khi NM ghế tệ xá chơi. Khùng lên thì nói bạt tử thế thôi chứ cũng biết chẳng khả thi chút nào. Thôi, tạm hoãn vậy. He he..
  Gửi bởi: vô vi - 25/03/2009

Xin mượn lời phát biểu của Tiến sỹ Nguyễn Chu Phác tại Đại hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục  toàn quốc lần thứ nhất để chia sẽ với tác giả

“Người ta tuy có đạo lý, nhưng cứ ăn no, mặc ấm, ngồi rồi mà không có giáo dục, học hành thì gần giống như cầm thú”. (Mạnh Tử)
Cái ác của con người đang tăng lên đáng lo ngại, hàng ngày biết bao nhiêu chuyện "giết người" với nhiều cách khác nhau: có loại bằng dao, bằng súng đổ máu, có loại đang được gọi với cái tên tham nhũng, móc tiền của Nhà nước, của nhân dân một cách tàn bạo, có loại bằng mưu mô thâm độc tấn công vào não người, làm sao cho con người đau khổ héo hon, chết dần chết mòn…
Nguy hiểm hơn, cái ác đang khoác áo cái thiện, lợi dụng cái thiện để diệt người thiện chân chính, trong đó có cả vấn đề cố tình làm méo mó lý luận, "đánh tráo" lý luận về chân, thiện mỹ, lý luận về nhân đạo và nhân văn, về dân chủ và tự do hòng làm tan rã một hệ tư tưởng, một bản sắc dân tộc. Viết đến đây, tôi nhớ lại phim Tôn Ngộ Không, một tác phẩm văn học của Ngô Thừa Ân thời Minh Thanh cách đây gần 500 năm. Nay nữ đạo diễn Dương Khiết đã dựng lại một khung cảnh nước Trung Hoa thời bấy giờ, mà ngày nay cảnh ấy đang diễn ra ở nhiều nơi. Ôi, sao lắm yêu quái đến thế! Yêu quái hiện hình thành những cô gái xinh đẹp dễ thương, thành những ông phật, ông tiên bề ngoài rất phúc hậu, nhân từ và những nhân vật ấy lại trở thành yêu quái để ám hại con người. Một lần đối thoại với sinh viên trưởng viết văn Nguyễn Du, có sinh viên hỏi tôi: "Có cái thiện làm nảy sinh cái ác không?" .
Có chứ! Ví như có lúc, do chưa nhận rõ đâu là yêu quái, đâu là thiện nhân, Đường Tăng đã tin, đã thương và tha bọn yêu quái tàn bạo để rồi chính bọn yêu quái ấy đã làm hại bao nhiêu người, trong đó có cả Đường Tăng. Riêng tôi, tôi cũng không trách Đường Tăng lắm, vì Đường Tăng đang đi tìm kinh, tìm một đạo, chứ đã được học kinh đâu. Cái tâm của ông ta không ác, nhưng do hoàn cảnh lúc ấy Đường Tăng xử sự như thế. Chứ Phật có dạy thế đâu, mà Phật dạy như trong kinh Thử Lăng Nghiêm: Kim Cương Tạng Vương Bồ Tát bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn, những bọn gian tà độc ác và quyến thuộc của chúng mà đến xâm phạm, nhiễu hại người thiện tâm, con lấy cái bảo chử đánh bể đầu chúng ra để các thiện nhân làm việc được theo ý nguyện". Nhân đây tôi xin phép được nói thêm là Chúa và Thánh cũng không dạy làm điều ác, ví dụ theo kinh Cựu ước, phần châm ngôn có nói:
"Hỡi con, nếu kẻ tội nhân kiếm thế quyền dụ con, con đừng theo.
Hỡi con, đừng đi đường cùng chúng nó. Hãy cầm giữ chân con, chớ vào lối của họ vì chúng nó chạy đến sự ác.
Kẻ ác bị đánh đổ trong sự gian ác của mình, nhưng người công bình vẫn có nơi nương cậy, dẫu trong khi chết…"
Như vậy chỉ có những kẻ lợi dụng tiếng chuông ngân là làm điều ác mà thôi.
Trước thực trạng ngày nay “yêu quái” cũng nhiều, biết bao nhiêu người đau khổ vì bọn "yêu quái" đang mỏi mắt mong chờ các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo quản lý sớm đóng góp trí tuệ, tài năng và cả tấm lòng vô tư trong sáng của mình ngăn chặn cái ác thức tỉnh cái lương thiện trong mỗi con người, giúp con người tỉnh táo phân biệt được đâu là thiện nhân, đâu là "yêu quái" trá hình.
Nay các nhà khoa học về tâm lý và giáo dục của ta đã có thuận lợi hơn: một tổ chức khoa học trong lĩnh vực này đã được thành lập. Là những nhà tâm lý giáo dục học, nhưng nhiều người trước đây chỉ được học lý luận của phương Tây, chưa có điều kiện được học về phương Đông, về bản sắc dân tộc ta.
Điều này là chỗ thiếu hụt của chính bản thân tôi và một số đồng nghiệp. Chúng tôi được học triết lý, châm ngôn của Bê-cơn (1561-1616) nhà triết học Anh, Đê-các-tơ (1591-1650) nhà triết học Pháp, thuyết phân tâm của S.Phrớt (1886-1939) nhà tâm lý học Áo, lý luận giáo dục của Cô-men-xki (1592-1670) nhà giáo dục học Tiệp, U-sin-ski (1824 - 1870) nhà giáo dục học Nga... điều đó rất bổ ích. Nhưng chỗ thiếu hụt của chúng tôi là không học, không hiểu được những điều của tổ tiên mình, ngay trên mảnh đất mình đang sống. Thế nhưng, Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta đã lấy bao điều từ phương Đông, từ bản sắc dân tộc vận dựng vào hoàn cảnh mới để giáo dục nhà giáo dục. Ví dụ: Bác nói: “Vì lợi ích mười năm chúng ta phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm chúng ta phải trồng người". Đó cũng là lời dạy từ ngàn xưa: "Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân", nghĩa là "tính kế một năm, chẳng gì bằng trồng (ngũ) cốc, tính kế mười năm, chẳng gì bằng trồng (cây lấy) gỗ, tính kế chung thân, chẳng gì bằng trồng người". Sau này, có thành ngữ "thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân".
Cũng từ ngàn xưa, cổ nhân đã dạy cho học trò lục nghệ, mà nghệ đầu tiên là học lễ, sau này có lới dạy "tiên học lễ, hậu học văn" nhưng tiếp đó lại có lời khuyên: "'học văn mà không học võ thì dễ nhu nhược, học võ mà không học văn thì dễ sinh thô lỗ".
Từ xa xưa, tổ tiên đã có bao nhiêu điều hay về giáo dục như "Đói cho sạch, rách cho thơm", "Phúc đức tại mẫu”, "Công cha như núi Thái Sơn", "Thương người như thể thương thâm”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương"...
Để góp phần nhỏ bé của mình trong việc giữ gìn tinh hoa của dân tộc, chúng tôi mong mỏi các nhà khoa học xã hội "chung lưng, đấu cật” cùng nhau nghiên cứu một số vấn đề lý luận phương Đông về bản sắc dân tộc tâm lý - giáo dục. Chúng tôi mong mỏi được nghiên cứu, học tập tư tưởng giáo dục của tổ tiên, của các học giả, hiền triết, các danh nhân của dân tộc ta và phương Đông mà có thời gian dài ta đã lãng quên hoặc bài xích. Cùng với việc nghiên cứu nội dưng về tâm lý - giáo dục của dân tộc ta, của phương Đông, chúng ta không thể không nghiên cứu các khoa học liên quan, đó là những tinh hoa của triết học cổ phương Đông. Vấn đề này, có lúc có người cho là lạc hậu, thậm chí có sách phê phán quá nặng nề. Nhưng rõ ràng phần chế ngự bên trong của mỗi con người để ngăn chặn cái ác là cực kỳ quan trọng, trong đó có văn hoá tâm linh, có sự đầm ấm hạnh phúc vững chắc của tế bào gia đình, có truyền thống gia phong, gia tộc, có sự cố kết tình làng nghĩa xóm, cố kết dân tộc. Rõ ràng đời đời kiếp kiếp dân ta đã sống nhân, nghĩa với nhau, đã tồn tại và phát triển là nhờ có bản sắc dân tộc, tặng thiện giảm ác. Cái tinh hoa ấy, sau này dưới sự lãnh đạo của Đảng ta cùng với triết học Mác - Lênin, dân ta đã đứng vững trong mọi lúc sóng gió và đã tiếp tục phát triển.
Hiện nay, ở một số vấn đề, giữa khoa học và quản lý còn nhiều khoảng cách, như vậy thành công của nghiên cứu khoa học khó có thể sớm trở thành sức mạnh vật chất.
Vì vậy, thiết tha mong mỏi các nhà quản lý giáo dục cùng với các nhà khoa học tâm lý - giáo dục sớm tổ chức nghiên cứu tinh hoa bản sắc giáo dục của dân tộc của phương Đông cùng với những điều chọn lọc được của thời đại vào giáo khoa, vào chương trình giáo dục để góp phần tăng thiện, giảm ác, phân biệt đâu là yêu quái đâu là thiện nhân. Một nhà giáo dục một học giả, Nguyễn Đức Đạt (sinh 19/11/1825 tại Nam Đàn, Nghệ Tĩnh)mở đầu Thiên trị đạo đã nói: "Đạo như ngôi nhà, dột thì phải lợp, tối thì phải thắp đèn, ghét nhà dột mà phá đi thì hại hơn dột, chê nhà thấp mà rỡ cửa, đục tường, thế là bắc thang cho kẻ trộm vậy”.                    

  Gửi bởi: Nguyễn Thị Kim Liên - 25/03/2009

Anh Xuân Đức ạ có những '' thằng mật mỡ" mới tạo ra  '' những thằng mặt nạc'', nếu kẻ dưới không nịnh bợ , thủ đoạn, cơ  hội thì không được lòng cấp trên. Những người chân chính, sống ngay thẳng thì bị chèn ép, sa thải. Sao lại bất công thế Anh. Chắc là phải lùa " bầy lũ' đó ( cả mặt nạc và mặt mỡ) ra đại dương làm mồi cho cá thôi Anh ạ. 
  Gửi bởi: Xuân Đức - 25/03/2009

Chào bạn Nguyễn thị Kim Liên. Chia sẻ của bạn là đúng. Thực ra không thể kể ra hết trong một bài thơ những phần tử đáng phải treo cổ. Tuy nhiên nhân ý kiến của bạn, tôi cũng xin nói rõ quan điểm của tác giả. Bài thơ này tôi kết án kẻ xấu.  Nội dung từng khổ thơ là vẽ ra chân dung của từng loại xấu, tuyệt nhiên không có khổ nào nói rằng những người có chức quyền là xấu. Thế nhưng lại đang lao xao dư luận nói tôi muốn ám chỉ giới quan chức nào đó..Có một vài comment nhắn tới nói rằng, sao không tự suy nghĩ và liên hệ tới thời mình cũng làm quan chức. Lại còn nói sao hồi đó tôi lại không viết những bài tương tự như vậy. Tôi thấy họ hiểu văn thơ như thế thật buồn. Sao tôi lại không tự liên hệ cơ chứ. Mỗi một sáng tác là một trãi nghiệm cuộc đời. Và hàng chục năm qua tôi đã viết hàng chục tác phẩm lớn, trong đó đã vạch mặt không biết bao nhiêu cái ác, cái cơ hội, hèn hạ, xấu xa..chứ đâu phải bây giờ mới viết. Thật buồn.
  Gửi bởi: Trí thức - 27/03/2009

Trí thức Quảng Trị
Sáng ngày 27/3/2009. Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Hội nghị gặp mặt đội ngũ trí thức tỉnh nhà năm 2009 (Tôi cũng được vinh dự có mặt trong đội ngũ ấy). Thật kỳ lạ gặp mặt đội ngũ trí thức mà chẳng thấy ai là Nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, nghệ sỹ ưu tú, nghệ sỹ nhân dân, các văn nghệ sỹ cả...hỏi ra mới biết tiêu chí được vinh danh đội ngũ trí thức của tỉnh chỉ là những người có học vị tiến sỹ, thạc sỹ, còn tất cả là vô trí thức. Tôi đắn đo, do dự rồi lục lọi, tìm kiếm cái vốn tri thức của mình (Đã được xếp vào đội ngũ) xem trí thức là gì? Tôi không còn tin vào chính mình nữa, thôi hãy tạm đưa ra đây một định nghĩa để mọi người tham khảo và phán định vậy:
Nghị quyết số 27-NQ/T.Ư về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH đất nước nêu rõ: Trí thức được xác định là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội.

Với nội hàm của khái niệm trí thức như vậy, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng đã có những đánh giá cao về sự đóng góp của trí thức vào việc xây dựng luận cứ khoa học cho công tác hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ con đường phát triển của đất nước và giải đáp nhiều vấn đề phát sinh trong sự nghiệp đổi mới.

Nghị quyết cũng đề cập sự đóng góp tích cực của đội ngũ trí thức trong các lĩnh vực quản lý xã hội, khoa học và công nghệ (KH và CN), an ninh - quốc phòng, sản xuất kinh doanh. Mặt khác, nghị quyết cũng nêu lên những yếu kém của đội ngũ trí thức hiện nay, như trong khoa học xã hội còn thiếu năng lực dự báo và định hướng, nhiều công trình còn có tính sao chép; trong khoa học công nghệ còn ít những sáng chế được đăng ký quốc tế; trong văn học - nghệ thuật còn ít giá trị xứng tầm với những thành tựu phát triển của đất nước.

  Gửi bởi: Nico - 31/03/2009

He,he Lão Trang ơi, Sáng nay cháu vừa gặp mấy đứa bạn. Chúng nó nháy mắt tinh quái rồi bảo: Dạo này được anh Xã Xệ tán sướng hè? Cháu đỏ mặt e thẹn: Ừa, sướng hung! Mà tụi bây thấy ảnh có đư…ơ….c không? Chúng nó nhao nhao: Chu cha ơi, mày khoái anh Xã Xệ thiệt à? Thì thiệt mà, cháu trừng mắt quát- tao đã bảo là khoái hung rồi còn gì. Tụi nó mặt xanh như tàu lá: Trời đất ơi! Anh Xã Xệ quê một cục, tán gái cù lần , suốt ngày nhăm nhăm ở truồng vậy mà cái con nhỏ này khoái mới tài. Bộ hết đàn ông  rồi hay răng? Cháu lên giọng: Này, ta nói cho các ngươi biết nhé. Vào quán Trúc thì đọc một phải hiểu 10, chứ đọc mà không hiểu chi  do dốt hoặc là cố tình không hiểu thì tốt nhất là đừng bén mảng đến quán Trúc nghe chưa. Các nhân vật trong tác phẩm văn học thường có tính khái quát rất cao chứ chẳng nhằm vào ai, nhân vật nào cụ thể. Có thế thì tác phẩm mới sống lâu, thời đại nào cũng thấy đúng và ai cũng thấy có chút dáng dấp của mình một phần trong đó. Hiểu không? Chúng mày đã thấy cách đây chưa lâu có bao nhiêu O kiện đòi mình mới là O thanh niên xung phong Thạch Kim Thạch Nhọn chưa? Khổ thân bác Duật, khi làm thơ chắc bác không lường trước được rồi sẽ có ngày hình tượng văn học của mình đẹp đẽ thế bỗng nhiên bị xấu đi bởi những con người hiểu biết quá ư hời hợt và nông cạn. Cho dù từ con người cụ thể nào đi chăng nữa thì bác ấy đã khắc hoạ rất thành công hình ảnh cáccô TNXP trẻ trung, tinh nghịch mà vô cùng anh dũng một thời, giữa đạn bom họ vẫn lạc quan và yêu đời, coi thường cái chết. Đó mới là điều tác phẩm hướng đến vậy mà bao O lôi cả chồng con vào cuộc, phóng viên, báo chí xắn tay áo lên cốt làm cho ra lẽ bác Duật kể O nào. Chao ôi! Nghe mà chỉ biết thở dài ngao ngán. Chính vì những đầu óc củ chuối ấy mà không biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ chân chính đã phải khốn đốn vì oan. Bao anh Hai, anh Ba, anh Năm bị đám quần thần lưỡi dài nó xút zô rằng bài thơ này chửi anh Ba đó. Thế là anh Ba tưởng thật, mà anh Ba thì lại làm to thế nên nhà văn, nhà thơ chết là vì lẽ đó.  Cũng may cho cụ Nguyễn Du và Nam Cao vì anh Sở Khanh, Chí Phèo nổi tiếng thế mà chưa thấy ai đúng ra kiện giành  mình mới là nguyên mẫu. Thấy tụi nó mặt xanh lè nên cháu bồi thêm: Quay lại chuyện anh Xã Xệ:theo tớ đoán anh này là một tay cao thủ võ lâm (nhưng không có mặt trong giới giang hồ). Thơ ảnh cà tưng nhưng đôi khi vẫn để lộ ra nét tài hoa hiếm thấy và trong những dòng cà tưng đó vẫn toát lên vẻ chân tình, biết yêu lẽ phải và biết sẻ chia. Ảnh nói thích cởi truồng là tụi bay phải hiểu xa ra, nghĩa là trong con người anh ta khát vọng tự do rất mãnh liệt , ảnh chán ghét bao thứ dây nhợ đang thòng lòng quấn quanh người ảnh nhưng không đủ sức để vùng lên. Ảnh muốn sống đúng với con người mình nhưng đôi khi cứ phải gồng lên, bôi son trát phấn từng lời nói, muốn quần xoọc, áo ba lỗ thì lại cứ phải com lê cà vạt thắt cổ cả ngày… vân vân và vân vân. Hiểu chưa? H…i…ể…u rồi nhưng lỡ may gặp mày ảnh ở…tr…u..ồ..ng thì sao? Chúng nó vẫn ngoan cố. Vậy là cháu đứng phắt dậy, bảo: Chúng bay nhìn kĩ đi nha rồi xoay một vòng: Thấy tao thế nào? Chúng ấp úng: Giống ch…ị Hai… Cháu trợn mắt: Thôi, không 5 tấn nghe chưa. Vậy nên tụi bay yên tâm đi,tớ thề là nếu gặp tớ thì khát vọng cởi truồng trong con người anh Xã Xệ nhất định (nếu có) sẽ tắt ngấm . Hiểu không? Chúng đồng thanh hô hiểu rồi len lén ra về. Lão Trang thấy cháu nói đúng không? He,he…

  Gửi bởi: sungak - 08/04/2009

bắn
  Gửi bởi: kẻ "đương thời" - 09/04/2009

Bác Xuân Đức ơi là bác Xuân Đức! Bác là người nổi tiếng từ khi chưa có những bài thơ như thế này. Hậu sinh luôn tôn trọng và bái phục bác nếu bác vẫn giữ mãi phẩm chất của một nhà  văn mà xã hội đã công nhận và tran trọng. Về bài thơ "Hãy treo cổ" xin đàm luận từ nhiều khía cạnh thế này:
- Thứ nhất:Rất thông cảm với Bác bởi nỗi bức xúc trong xã hội ta hiện nay. Những điều bác nói trong thơ thì vân đang tồn tại ngoài xã hội.
- Thứ hai: Đã là xã hội, thì có kẻ ác, người thiện, kẻ dốt, người thông, kẻ khôn ranh, người ngoan hiền. Xã hội ta bây giờ có khối kẻ "ác" nhưng cũng lắm người "hiền". Nhưng kẻ ác củng chỉ là số nhỏ, bởi nếu kẻ "ác" mà là số đông như Bác nói, thì sẽ không còn chế độ hiện nay.
- Thứ Ba: Trước khi nói, xin Bác thứ lổi, dân ta có câu: Đập chó ngó đằng sau. Bác cũng đã từng là lãnh đạo của một ngành cấp tỉnh, đã từng lên xe xuống ngựa, cũng đã từng làm chủ đầu tư những công trình hàng tỷ đồng, và chắc chắn cũng đã từng làm cái việc mà mình không muốn làm... như trong bài thơ của Bác.
- Thứ tư: Bài thơ này của Bác thiếu tính logic. Không hẳn thằng mặt nạc nào cũng:
"Ngồi trên cao mà điếc lác mắt, tai
Bao nhiêu lời dân đen ấm ức
Cứ bỏ ngoài"
Mà ngay cả những thằng mặt không nạc cũng có thể. Tất nhiên những thằng mặt xương như tôi với Bác thì người ta ít để ý hơn.
-Thứ năm: Thất tiếc là khi còn đương chức giam đốc, sao Bác không đưa bài thơ này ra công chúng mà bây giờ về hưu rồi, bác mới đưa ra. Hay là bác cũng chỉ là phường "sa sả tung hô rồi sa sả chưởi"
Chúc bác có nhiều sức khoẻ để tiếp tục chưởi.

  Gửi bởi: Xuân Đức - 09/04/2009

Nhắn lại bạn có nik " Kẻ đương thời".
Rất tiếc là tôi bắt buộc phải đối thoại với một người trong bóng tối. Trong lúc tên tuổi tôi thì bạn xướng lên, thậm chí còn tung lên những dòng thông tin có tính hỏa mù là tôi từng thế này, thế nọ..để người đọc xa có thể hiểu khác về tôi. Xét thế tôi đủ biết ý bạn muốn gì. Lâu nay tôi đã nhận được vài ba lần những dòng nhắn kiểu đó nhưng tôi không đưa chỉ vì tôi không thể đưa chính danh tôi để tranh luận với một kẻ trong bóng tối. Ý kiến kiểu đó là không đàng hoàng, không có tư cách để tôi đối thoại.
Nhưng bây giờ tôi cần phải nói, thực chất không phải nói với một kẻ dấu tên mà là muốn nói để đọc giả của trang web này được hiểu. Tôi sẽ nói thẳng vào 5 điều mà bạn đặt ra:
1/Bạn đã thừa nhận những điều bài thơ nói là một hiện thực trong xã hội và đang bức xúc. Về ý kiến này không phải bàn thêm.
2/ Đọc ý thứ 2 tôi biết thừa con người của bạn, rất thích đem chế độ ra để hù dọa và tỏ rõ lập trường chính trị của mình. Đã chắc gì bạn có trách nhiệm với chế độ này bằng tôi. Bạn nói kẻ ác chỉ là số nhỏ, nếu không thì xã hội ta không còn? Xin thưa với bạn, tôi không nói cái ác, cái xấu là số đông, là đa số, nhưng tôi cũng không đồng tình khi cho rằng chỉ là số nhỏ. Các nghị quyết của Đảng khi nói đến bộ phận thái hóa trong xã hội thì không nói là số đông nhưng cũng không nói là số nhỏ, mà nói là một bộ phận không nhỏ. Bạn hiểu thế nào về cụm từ bộ phận không nhỏ? Tôi đồng ý là xã hội ta chưa mất , nhưng sự suy thoái đạo đức cùng với các tệ nạn quan liêu, tham nhũng..v..vv được xác định là một trong những nguy cơ đối với đảng và chế độ, đúng thế không? Và được coi là quốc nạn đúng không? Bạn hiểu thế nào là nguy cơ, tôi thì hiểu nó ở mức rất nghiêm trọng nếu không có thái độ tiêu diệt khẩn cấp thì có thể dẫn đến mất chế độ. Còn thế nào là Quốc nạn? Có phải là cái vấn nạn ở cấp độ toàn quốc không? Như vậy thì là số ít hay số nhiều? Nếu bạn có lập trường bảo vệ chế độ ( mà thú thực là tôi không tin lắm) thì hãy xắn tay áo lên để chiến đấu với cái xấu, cái ác, đừng mang lập trương ra hù dọa người khác. Còn ý này nữa. Chắc bạn đọc khổ thơ cuối nói rằng nếu treo tất cả thì chẳng còn cây rồi cho rằng tôi nói số đó là quá đông, là tất cả xã hội, có phải thế không? Trước hết văn học, nhất là thơ, ca dao cho phép người ta nói ẩn dụ. Đừng đọc nó bằng logc lí sự số học. Ví dụ khi ta nói nhiều hằng hà sa số, ( nghĩa đen là số cát ở sông Hằng) thì là một cách nói đầy hình ảnh chư chẳng có thứ gì so nổi với số cát ở sông Hằng cả. Còn nếu bạn cư muốn hiểu theo kiểu số học buộc tôi cũng lí sự lại thế này, tôi nói cây chứ không nói cây trên rừng Trường Sơn. Chẳng ai lại kì công đem tội phạm lên treo khắp dãy Trường Sơn cả. Nếu nói lí thì cây phải được hiểu là cây ở pháp trường. Mà như vậy thì quả thật không có một pháp trường nào đủ cây để treo hết số tội phạm ấy cả.. Là tôi nói lí thôi, chứ đọc thơ đừng nói lí kiểu ấy.
3/ Ý thứ 3 này tôi đã gặp vài lần những lời nhắn dấu tên mà tôi rất coi thường. Vì sao, vì tôi thấy bạn nóng gáy một cách vô lối. Tôi cần nói cho rõ thế này, toàn bộ bài thơ tôi không hề lên án những kẻ có chức có quyền, hay tất cả những ai có quản lí kinh tế. Không. Tôi nói rõ là lên án những kẻ quan liêu ( khổ 1),bọn cơ hội luồn lách chạy chức chạy quyền( khổ 2), bọn bè phái mất đoàn kết ( khổ 3) bọn thiếu nhân cách ( khổ 4), những kẻ vô cảm( khổ 6)
Bọn dối trá( khổ 7) và bọn tham nhũng đục khoét( khổ8). Tôii lên án bọn đó chứ không nói tất cả những ai có chức có quyền đều thuộc bọn đó. Vậy tại sao bạn lại réo lên: Bác cũng từng giữ chức này chức nọ..Giữ chức thì đã sao? Còn quả thật bạn nghĩ tôi từng giữ chức và đã tham nhũng sao không kí tên thật rồi công bố lên cho mọi người biết? Tôi hiện chẳng có quyền lực gì nên chắc chắn không thể trù úm gì được ai, thế sao bạn phải dấu tên và nói canh khoé?
4/Đọc ý thứ 4 này tôi thấy thương hại cho cách thẩm văn học của bạn. Làm sao bạn lại cứ bị ám ảnh người này mặt nạc, người kia mặt thịt được nhỉ? Đến thế kỉ này rồi mà vẫn còn người thẩm văn học kiểu ấy sao? Nhắc cho bạn câu ca dao nàycủa ông cha: Mặt nạc, đóm dày, mo nang trôi sấp, biết ngày nào khôn. Tôi dùng hình tượng mặt nạc là cách nói tượng trưng như cách biểu đạt nhân vật trong nghệ thuật truyền thống: Mặt đỏ là trung, mặt trắng là gian, mặt đen là thâm hiểm..Trên thực tế đâu có hoàn toàn như vậy. Bạn có hiểu điều đó không, bạn dấu tên?
5/ Còn điều thứ 5, bạn đặt câu hỏi vì sao khi còn đương chức tôi không công bố bài thơ trên mà tận bây giờ mới công bố...thì quả thực tôi không biết nói sao với con người như bạn. Bài thơ bây giờ mới viết kia mà. Công việc sáng tác là lúc nào người ta nghĩ ra cái gì thì viết cái đó chứ sao lại hỏi ngây ngô như thế. Còn nếu ý bạn muốn nói là khi tôi còn có chức vụ thì không dám viết những điều về tiêu cực, về cái xấu cái ác thì bạn nhầm to. Nếu bạn không bao giờ đọc văn học thì hãy hỏi người khác xem khi còn đương chức tôi đã sáng tác kịch về những cái gì, viết tiểu thuyết lên án caí gì và làm thơ nói những gì?Ngay trên trang web này có rất nhiều bài thơ tôi viết khi đang còn đương chức đó. Ví dụ bài điẹp khúc virut, hãy đọc đi để xem có phải khi nghỉ hưu rồi mới dám viết không?
Thôi, buộc phải nói dài với một người lấp ló trong bóng tối phun ra những lời đầy tức tối thì quả là việc làm quá bất đắc dĩ. Mong bạn đọc tử tế thông cảm cho tôi.



  Gửi bởi: XÃ XỆ - 09/04/2009

Đọc văn như bác Đương Thời
Buồn tình bẻ bút lên giời đi hoang

  Gửi bởi: Traito - 10/04/2009

Lão Trang ơi hỡi Lão Trang, bỗng nhiên hôm nay Lão lại thừa thời gian để đi tranh luận với một người  không có đầu óc cảm thụ văn học nhưng thừa cái sự hằn học, cắn càn vô lối làm gì. Lão hãy để dành thời gian hoàn tất phần tiểu thuyết đang còn dang dở làm bao người trông ngóng có phải có ích hơn không. Chỉ riêng đọc cái câu “sao bài thơ này bác không đưa ra từ xưa đi mà bây giờ mới đưa” cũng đủ thấy não bộ của người này hình như rất ít nếp nhăn.  lí sự kiểu này chẳng khác nào nói là tại sao Bác Hồ không viết Nhật ký khi ở ngoài tù mà đợi vào tù mới viết? Tại sao anh Nguyễn Văn Trỗi khi ra pháp trường mới hô “Việt Nam muôn năm !” mà không hô trước đó đi? Đối với những kẻ này tốt nhất là “ thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà đi qua” Lão Trang ạ bởi Lão có nói gì thì cũng không hy vọng  sẽ khai sáng đầu óc tăm tối kia đâu. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người ghé thăm trang Web của Lão. Vì sao thế? Vì đây là một trang web thuần tuý văn chương và chủ nhân là một nhà văn rất có uy tín và nổi tiếng từ lâu. Cháu cũng là một độc giả rất yêu quý văn thơ và nhân cách của Lão Trang qua những gì Lão đã thể hiện cái tôi trong từng tác phẩm. Cháu chưa gặp Lão bao giờ nhưng cháu hiểu Lão là một người dám yêu và bảo vệ đến cùng cái tốt, dám phê phán và đấu tranh với những cái xấu đã và đang tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. Lão đừng bận tâm làm gì với những kẻ hằn học dở hơi mà càng nói càng phơi bày cái sự kém hiểu biết của mình cho thiên hạ biết. Những gì mà người này lý luận có lẽ bạn đọc chân chính nào cũng hiểu đó là cái lý sự cùn , thô nhưng lại thích dùng những lời đao to búa lớn và dùng những từ hoa mỹ. Bài thơ này theo cháu là dễ hiểu mà còn không hiểu thì nói gì bàn đến chuyện phẩm chất của một nhà văn? Suốt từ đầu cho đến cuối bài cháu đọc đến thuộc lòng rồi, tìm đỏ mắt rồi mà có thấy dòng nào, từ nào Lão  phê phán những người có chức, có quyền đâu mà người này lí sự rằng : bác đã từng làm quan, từng đầu tư những công trình hằng trăm tỷ…Ô hô, thời nay văn minh thế mà xã hội vẫn còn tồn tại những con người cảm nhận văn học bệnh hoạn và mụ mị thế kia ư?
Với những người như thế thì Lão hãy cho họ một lời khuyên là tốt nhất đừng nên trèo cao, đã không hiểu biết thì đừng cố tỏ ra mình hay chữ, vào trang nọ, web kia bình loạn kiểu chổi cùn rế rách để mong được chú ý làm gì. Nếu có thể cháu khuyên Lão hãy bổ sung bài thơ này thêm khổ cuối; Hãy treo cổ những kẻ tâm hồn bệnh hoạn, nham hiểm bằng cách mượn danh bình luận thơ văn để đổ tội, vu cáo cho người khác.
Lão hãy dành thời gian viết tiểu thuyết, làm thơ…Cháu tin chắc rằng bạn đọc luôn chờ đợi, tin tưởng và hy vọng ở Lão. Cháu phê bình Lão về tính thật thà vì với những comment này nếu là cháu là chủ Web, cháu thanh thản cho vào …sọt rác!


  Gửi bởi: Vãng Lai - 10/04/2009

Hu,hu...đây là tầm hiểu biết của một bậc "vĩ nhân". Sao Lão Trang không xin lấy tấm hình, cái địa chỉ để mọi người cùng chiêm ngưỡng và học hỏi. Với kiểu bình lựng và lí sự này thì chổi cùn cũng phải gọi bằng.... sư phụ. Hy vọng sau comment này kẻ đương thời này sẽ trở thành một nhà phê bình văn học ...nổi bần bật.  Hãy ngã nón chào thua đầu óc thẩm mỹ...viện này để nói lời cảm tạ ...từ thôi Lão Trang ơi!
  Gửi bởi: Trí ngủ - 10/04/2009

Gần chùa gọi bụt bằng anh
Gần ma cũng chẳng nên lành làm chi
Thời này lắm kẻ Tê Tê (tâm thần)
Đầu óc thì rỗng, lời thì huênh hoang
Tưởng mình đây kẻ đàng hoàng
Tưởng mình đây bậc vĩ nhân dạy đời
hãy về đúng chỗ người ơi
Ếch ngồi đáy giếng ngỡ trời bằng vung
Lương tâm khi đã bùng nhùng
Làm sao cảm được cái tâm thơ người....

  Gửi bởi: trai già - 13/04/2009

NẾU TREO CỔ HẾT THÌ LẤY AI ĐỂ TREO CỔ MÌNH?
  Gửi bởi: Tiết canh - 16/04/2009

Bác Xuân Đức ơi! đọc bài thơ này của Bác, nhớ các cụ Tú ngày xưa quá chừng. Hay Bác đổi lại bút danh "Tú Nạc" hay "Tú Lòng" đi? Gã Trai tơ nói đúng đấy. Treo cổ tất thảy không khéo trong đó có cả bản thân mình. Chào!
  Gửi bởi: LÊ THỌ BÌNH> - 27/04/2009

Hay lăm.Cảm ơn.
  Gửi bởi: Cát Bụi - 04/05/2009

Lao Trang Đáng Kính. Khi đọc những dòng thơ bác viết lủ "dân đen" thấy khoái còn những kẻ "mặt nạc" theo em  nên gọi mặt mỡ, thì đúng hơn, vì cụ Nguyễn đã đặt tên cho chúng rồi "...một mũi kim đụng vào làm chảy ra hàng lít nước nhờn nhờn mà ta quen gọi là mỡ ," chúng nghĩ rằng: có lẻ vì quan hệ trước đây, "hắn_ chỉ bác" sẽ chừa mình ra và cho hưởng ân huệ khác. Mà bác nên nhớ rằng án tử hình là do Chủ tịch nước kí đó, mà như thế phải mất mấy đời Chủ tịch mới giải quyết xong hả bác?.Chắc bác cũng  không quên Thầy Chu Văn An chỉ dâng  tấu chém 7 tên thôi , mà rồi ôm hận về nơi chín suối. Bây giơ chắc 7 thằng đó và cả hậu duệ của chúng đang vào hùa với nhau để trị thầy Chu cũng nên. E rồi lực bất tòng tâm thôi bác ơi. Môi trường sống đã tạo ra loài kí sinh trên thân đồng loại ấy lấy thuốc gì  mà giệt chúng và bảo vệ được mình ? Nghĩ thế ta lấy làm buồn. Dù sao vẫn là người đồng cảm phục với bác.
  Gửi bởi: Như Ánh - 08/06/2009

Tôi đã đọc tất cả ý kiến phản hồi cho bài thơ, chung quy lại tất cả đều mang ý tưởng tốt, tôi có cảm nhận bài thơ này bác Đức rất tâm huyết, ngôn từ của bác rất sâu sắc.
Nhưng bác ơi! Cái trò đời này, cái cuộc sống này là thế đấy, ở cơ quan chúng cháu cũng có 01 thằng, nếu bác làm ở cơ quan cháu thì chắc bác đem nó ra băm 1000 lần, vứt xác cho chó ăn, sau đó lấy xương thiêu đi 1 vạn lần để khỏi làm nhơ bẩn, vấy đục những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Phải nói rằng, đất nước này không phát triển cũng do lũ chó má đó gây ra và nên nhớ, đó là từng cá nhân, từng con người cụ thể.
Chúng ta hãy nhìn lại xung quanh mình, nhìn lại cuộc sống mà xem, hiện vẫn rất có nhiều người tốt đấy chứ. Song bên cạnh đó, có nhiều thằng chó má đã làm hỏng cả một thế hệ. Tôi chỉ mong rằng các bác lãnh đạo khi xem xét, đề bạt, bổ nhiệm hãy thật "sáng suốt" lựa chọn ra những người thật sự có tài, có đức. Đừng nhìn vẻ mặt bề ngoài, đừng vì đồng tiền mà trở nên thân thiện, ra mặt giúp đỡ,... nếu muốn đất nước này tồn tại, phát triển. Cháu rất cảm ơn bác Đức!

  Gửi bởi: Hai lúa - 10/06/2009

Cơ quan bạn mới chỉ có 01 thằng thì hơi bị...hạnh phúc. Cơ quan tui phải có hằng tá thằng ấy chứ. Cha mẹ sinh ra không dị tật nhưng cứ gặp cấp trên là đi bằng đầu gối. Thấy Xếp hắt hơi sổ mũi là dạ sâm Triều Tiên đây anh, khăn tiệt trùng của Mỹ đây anh...Khi có Xếp mới lên thay là huy động cả nhà mai phục trước cổng nhà Xếp mới để lân la làm quen. Con thì có nhiệm vụ làm quen với con Xếp, vợ có nhiệm vụ làm quen vợ Xếp, thấy bố mẹ Xếp tập thể dục ở đâu là cũng huy động bố mẹ mình đến tập ở đó để bắt chuyện....Có 1 vị trước đây học bổ túc, làm cái chân đi mua áo váy cho chị em chơi thể thao...nhờ vụ đi mua vật tư, ăn hoa hồng áo váy kha khá ấy nên chạy được cái chân trưởng phòng. Khốn nổi trình độ i tờ mít, mờ ít mít nặng đặc nên nhiều phen làm cơ quan cười ra nước mắt. Cứ gặp mấy ông Tây, bất kể Anh, Nga hay Pháp hăn đều nói duy nhất một loại ngôn ngữ là bằng....tay. Còn công văn bằng tiếng Việt hắn viết thì vui đáo để. Cứ thích đâu là hắn chấm ở đó, còn không thích thì hắn viết cả trang không thèm chấm phẩy gì sất. Ai mà hơi ngắn bảo đảm đọc xong tắt thở liền. Thế nhưng nhân viên sửa lỗi cho hắn thì hắn bảo tụi bây biết chi, trình độ vĩ mô của anh chỉ có cấp trên mới hiểu. Viết đơn xin xe cho con làm đám cưới thì sau khi khai lý lịch xong hắn cam kết là 3 đời không làm gì cho... địch nhưng mục đích chính là xin xe gì, đi đâu thì hắn không nói....đọc báo cáo thành tích thì sau khi kể lể thành tích của....người khác (ăn cắp làm của riêng) vài tờ A4 hắn dõng dạc: Qua các Đồng chí tôi xin gửi lời kính chúc sức khỏe đại gia đình các đ/c và tôi xin hết. Nếu có gì không phải xin quý vị niệm tình tha thứ. Thế nhưng hắn khoe đang chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ - Anh ngồi đây chỉ là tạm thời thôi. Chỗ của anh phải cao hơn. Mà đúng thật, nghe đâu hắn sắp được chuyển đi làm chức cao hơn ở một đơn vị khác.
He,he...

  Gửi bởi: Trần Hữu Đạt- Vĩnh Linh - 14/06/2009

Xin đừng treo cổ
Sáng nay cháu uống cà phê ở quán Tâm Nhân, có cán bộ của nghành tư pháp, hội viên hội nhà văn ĐND, Công an, cán bộ tài nguyên môi trường  huyện, cán bộ nghành điện lực , phòng địa chính..... Thầy  Ngọc D đưa bài thơ “Hãy treo cổ”của lão Trang ra đọc, bình luận . Mỗi người bình một câu, thế là thành bài thơ hê hê.  Xin đăng lại để  lõa Trang và mọi người cùng đọc, bàn luận.
Cán bộ điện lực:
Xin đừng treo cổ để mà chi
Bởi vì treo chúng uổng dây thừng
Cứ đem ra bể thả là xong
Mập, kình nuốt chửng vô trong bụng
 Còn người lương thiện sống ung dung.

***
Cán bộ tài nguyên môi trường:
Nếu đem thả chúng giửa đại dương
Sợ rằng cá biển ăn không hết
 Làm chết san hô, hại môi trường
Treo chúng lên non sợ có ngày
 Thú rừng bỏ chạy, chim chóc bay
Bởi vì cái lũ mặt mo đó
Phá hoại tài nguyên suốt tháng ngày

***

Cán bộ phòng Địa chính :
Nếu đem hết chúng ra treo cổ
 E rằng… thiếu chổ để mà chôn
Cho nên dìm chết vẫn là hơn
Sẽ có đôi người thân đau đớn
Công An:
 Nhưng vì công lý chớ có buồn
Nói ra có người ắt đụng chạm
Nhưng vì đất nước vẫn phải làm
Cán bộ phòng tư pháp:
Cái loài hại nước, lừa Đồng Bào
Đầu óc tăm tối, tâm bất hảo
Thương tiếc mà chi đúng không nào!
Hay là giao cả cho Bao Chữ
Cẩu trảm chúng đi sưóng làm sao???





  Gửi bởi: truongduyen_56 - 16/06/2009

Bác Xuân Đức ơi! Khổ thơ thứ 3 của Bác nên thay như thế này cho vần và đúng ý hơn Bác nha?
Hãy treo cổ đám kéo bè kết cánh
Giành cửa quan như tranh vé chợ đen
Vì lợi riêng bất chấp thủ đoạn
Dạ chồn đèn.

  Gửi bởi: Đinh Ngọc Du - 19/06/2009

Khó treo cổ!
         ( nhân đọc bài thơ Hãy treo cổ của Xuân Đức) 

“Hãy treo cổ”!
Cái “thằng mặt nạc”!
Làm sao treo được?
Khi người bị treo lại nắm ở đầu dây!

Viết như anh
"Khổ lắm, biết rồi, nói mãi!"
Nhưng cái mới là chỉ ra “Những thằng mặt nạc”
Nó “ngồi trên cao” mắt tai có “điếc”, “lác” đâu anh!
Bởi nó biết hết ngọn ngành
“Lươn”, “Chạch” có tanh
 nhưng buổi ngày nó sáng!
Nó tung hô, “kéo bè”, “kéo cánh”
Luồn lách, lới mánh
Để lọt vào “cửa quan”
“Dạ khôn lường” mới nhiều “thủ đoạn”
Nó “vô cảm” vì quá nhiều “oan khuất cuộc đời”!
“Sa sả tung hô” nhưng nó có chửi ai đâu?
Nó hiền như đất!
Nó tập ngồi thiền để cầu kinh phật
Ngày nói dối
Đêm về cũng sám hối như ai?
Mặt nó lì chai
 “Ép dưới”, “nịnh trên” nhưng nó giả tâm phúc với bạn bè!
 Nó là “phường cơ ” hội, nó là “ong ve”
 Vì nó đã nhập bè, thành lũ
Đục khoét khôn ngoan
Đâu phải “nghênh ngang”?
 Đất nước đi lên
 “Ngã nghiêng” đâu ai biết?
 Sa sả tung hô
Thời cơ, thuận lợi
“Lưng trần phơi”
 Mà hát khúc khải hoàn ca!

Hãy treo cổ?
Lấy ai treo cổ?
 Khi ghế nó vững vàng
 Làm sao hạ thổ
 thấp cổ
 khó treo người cao cổ!

Thằng "mặt nạc" cứ nhỡn nhơ
Sao “chớ nao lòng”!?
17/6/2009
ND


  Gửi bởi: Thành - 20/06/2009

Bài thơ Ngọc Du rất hay
  Gửi bởi: Hoàng Quý Phi - 21/06/2009

Đọc thơ Bác em  thích sao
Bởi biết bao điều trong cuộc sống,
Biết bao điều rất sôi động
Nhưng người ta không cần quan tâm
Chỉ lo  việc cá nhân
Họ quên đi biết bao điều vì dân, vì nước...
""Những con đường ngập nước,
Những căn hộ chung cư lở lói chưa biết sập lúc nào,
Những mảnh đời lắt lay kiếm sống...,
Những con người lao động,
sống ở biên cướng giữ từng tấc đất  quê hương
Và những người  dạy học  bình thường
Lương một tháng trời không bằng các " đế vương" " bo" bồ một tối,.....
Biết bao điều tội lỗi... lãnh đạo biết nhưng vẫn làm ngơ.....
Nói nh Bca  ...Hãy treo đi, treo đi tất cả...


  Gửi bởi: Hoàng Minh - 06/07/2009

Làm sao mà treo cổ bọn chúng được, treo thì treo hết. Từ trên xuông dưới, chúng mượn cái hay của Đảng ta để lừa bịp thiên hạ, chúng biến dân ta thành những người vô cảm, thờ ơ, lãnh cảm, thật nguy tai. Người chống tham nhũng thì luôn bị lém vế. Mấy ngày nay báo Tiền Phong liên tục đưa tin về một vụ,sự việc sờ sờ ra đấy mà có giải quyết đâu? Ai làm gì được? Rồi biết bao nhiêu vụ nữa, ngay ở Thủ đô Hà Nội còn biết bao vụ oan ức còn không làm gì được, thử hỏi ở vùng sâu, vùng xa  thì  chỉ biết kêu trời ơi..
  Gửi bởi: XuanĐức - 06/07/2009

Bạn Hoang Minh thân mến. Lời bình của bạn thật tâm huyết. Tuy nhiên tôi đành lòng phải cắt vài chữ cụ thể, chỉ đích danh và mấy câu cuối vì..nó đúng quá. Thông cảm ngen.
  Gửi bởi: nhan dan - 02/08/2009

Bac duc oi,chau thay cuoc doi nay ai chang dam noi t hat dieu gi dau.Bac xem ngay cả nganh giao dục noi ma mọi người đều đặt niềm tin thì nay đa trỏ thành thị trương hóa mất rồi. Bọn cháu cũng học bằng này cấp nọ nhưng xin dự tuyển được vào rất là khó nhất là nghề kế toán,thư viện,văn phòng được mấy ai lọt vào đươc ,Hỏi cô Hoa ,anh Sơn phòng tổ chức thì rỏ con ai, cháu ai , cháu cô Hoa cả hàng tá đó thôi. Thế mà ai dám lên án nào ,đến nộp đơn thì nói hết rồi .nhưng trên thực tế có nhận đơn ai đâu toàn là con cháu cô hoa  ....thế cả đơi nay khong ai vào được nghanhf giáo dục để làm văn phong, thư viện, kế toán đươc vì không phải là con cháu cô Hoa....
  Gửi bởi: Candy - 28/08/2009

Tuy mới học 12 nhưg đọc cái bài thơ của nv cháu thík lắm Laughing
  Gửi bởi: Đất Vĩnh - 10/10/2009

Bác Đức à , Nhà thơ Thu lan vào nhầm mạng nhắn cho cháu nên cháu copy sang cho bác.

Đã có 1 bình luận |  Viết lời bình cho bài viết này


HÃY TREO CỔ !:..Tác giả: Xuân Đức.Bài trên blog/datvinh viết ngày 9/3/2009,bốn năm sau chuyến công tác Hoa Kỳ,với bài viết:" Nước Mỹ ư?Người Mỹ ơi!",có lẽ giờ đây ông đã nghỉ hưu...sống gần quần chúng hơn...chính vì vậy ông viết chân thành và thẳng thắn hơn... Chúc Nhà Văn Xuân Đức có nhiều giấc mơ đẹp...Chúc anh khỏe mạnh,bình an và hạnh phúc.Thu Lan.

thothulan

Đăng vào 14 giờ 20 phút ngày 9 tháng 10 năm 2009
Xóa bình luận này
"Nước Mỹ ư ? người Mỹ ơi!" Bài trên blog/datvinh của tác giả Xuân Đức, viết dài khoảng 10.000 chữ(mười ngàn chữ),rất hấp dẫn và hay...khi ông "cưỡi ngựa xem hoa..."qua 4 bang nước Mỹ...cho ta hiểu rõ thêm một phần trên 50 tiểu bang Hoa Kỳ của một người Cộng Sản cấp cao khi đến nước Mỹ,với cái nhìn và lời văn trung thực...Nhưng...tiếng "ơi !"của ông ngày 4/7/2005 : cũng ("Một chút tên tôi đến với nàng") ..." sẽ chìm như tiếng sóng buồn lan..." (Puskin)

thothulan

  Gửi bởi: Hoàng Huynh - 02/12/2009

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!
Xã hội nào, chế độ nào cũng vậy thôi, có quyền thì mới lạm quyền được. dân thường thì làm sao mà lạm quyền, vì họ có quyền gì đâu? Chẳng qua là quyền được kêu oan, nhưng kêu đến đâu cơ chứ!?
Thôi, làm quan có số mà. Dốt mà "Quỳ tốt" thì thành quan thôi. Càng "quỳ" nhiều càng thành quan tô, đúng không các bạn???

  Gửi bởi: THANH XUÂN - 11/08/2010

    Bác Xuân Đức ơi!
  Cháu năm nay bước vào lớp 6 ở một vùng xa tỉnh lị nhưng luôn theo dỏi diễn đàn Văn học vì cháu rất yêu thích môn học đó.
   Hôm qua lên mạng cháu có dọc bài thơ "treo cổ" của bác cháu cảm phục bác vô cung vì bác đã có tiếng nói mạnh mẽ với những kẻ lừa bip tham nhũng... Đi ngược lại lọi ích chính dáng của nhân dân và con đường đi lên CNXH mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chon. Nếu bác cho phép thì cháu giúp bác lấy thêm nhiều dây...SealedLaughingFoot in mouth 

  Gửi bởi: Ngọc Hoàng - 12/08/2010

Càng nghĩ càng thấm, chán quá Bác Đức ơi! Cơ quan em có 01 Thủ trưởng chuyên vơ vét tiền của, tư lợi cá nhân, đồng thời là trung tâm gây mất đoàn kết nội bộ. Giá như có lớp đào tạo, bồi dưỡng đạo đức Hồ Chí MInh 50 năm thì cho nó đi học là hợp lý nhất. Thời gian này hắn vừa làm nhà, vừa đi học Thạc sỹ (Do nước ngoài liên kết đào tạo), vừa học lái xe. Cuối tuần nó lại lấy xe cơ quan đi học, đi tập lái, trong tuần nó vừa làm việc vừa "xúi dục" anh em "cắn nhau". Thật là chó má. Mọi người không hiểu nhìn vào nó thì cứ bảo nó tội nghiệp, thật thà ... nhưng em nghĩ mộtnnggauufyy nào đó họ sẽ nhận rõ bộ mặt thật "chó má" của nó. Ôi, giá như các Bác lãnh đạo sớm nhìn rõ bộ mặt thật của nó thì hay biết mấy. Nghe nói Đại hội này nó còn được cơ cấu vào Thường vụ TU nữa đấy. Than ôi! Đất nước sẽ đi về đâu khi còn có những người như nó ở cương vị lãnh đạo. Em chỉ cầu mong sự sáng suốt của mọi người.
Chào Bác Đức!

  Gửi bởi: Ngọc Du - 03/02/2011

MÈO VÀNG
Con mèo có bộ lông vàng
Mày hay ăn vụng "đàng hoàng" đó sao?
Mèo vàng ăn vụng trên cao
Mèo đen ăn dưới tan tao quen rồi
Mèo cười ta cũng không tồi
Biết đâu đến lượt ông trời cho lên
Lên rồi ta trở thành tên
Mèo vàng!?

  Gửi bởi: Ngọc Du - 12/01/2013

Ngày mai đám cưới
(Thân tặng nhà báo Minh Tân)

Ngày mai đám cưới ở Thùy Dung
Hôm nay ta ung dung uống rượu
Vợ chồng Nhân Tâm rất điệu
Khoe con trai mình là thằng đích tôn có hiếu
Học hành giỏi giang, bằng cấp đủ kiểu
Chú Tuấn,chú Tính,chú Tình hãy liệu
Nhà hai tầng của ba chú thấm chi
Miễn là cháu đây có chí
Chọn nghề, ra trường vào vị trí
Ở Đà Nẵng ba chú cháu mình thắm tình đồng chí
Tác nghiệp cùng nhau chống tham ô lãng phí
Nhà báo phải công tâm vì công lý
Ông nội dặn làm việc gì cũng phải dày công suy nghĩ
Trận chiến này ba chú cháu mình phải kĩ
Làm báo, đài, phải tỉ mỉ từng chữ, từng câu
Còn mệ thì đợi cháu quá lâu
Thằng đích tôn - Cháu cưới đi để mệ bồng chắt nội
Mệ ơi ! ngày mai đây thôi !
Ngày đẹp nhất của đời
Ngày sung mãn của tuổi đôi mươi
Vững vàng thêm tay bút và ngập tràn tươi hạnh phúc
     12/01/2013
          ND

  Gửi bởi: Đinh Ngọc Du - 26/04/2015

Lời Trần Tình Trung Hiếu 
Chiến tranh lùi về hai phía
Một phía - vẻ vang lich sử hào hùng
Một phía - sự phi lý của chiến tranh
                                           chất chồng tồi ác
Chiến tranh đã lùi xa
Bốn mươi năm rồi bom mìn vẫn nổ
Hàng nghìn người ra đi ...
Máu hòa bình vẫn chảy
Người nhiễm chất đọc màu da cam run rẩy
                                                       đến bao giờ !
Quảng Trị đang gở mìn để đõ móng nhà tầng cao
Người Vân Kiều đi  làm nương vãn còn sợ
                                                         bom tạ , bom bi
Bao nghĩa cử đẹp về hoài niệm vong linh
Khi ta chuyển hài cốt quy tập vẫn bị bom mìn
Người liệt sĩ hai lần hi sinh
Đem theo người thân mình nữa
Màu chiến tranh còn dai dẳng đến bao giờ ?
Ta làm lễ hội vui nhưng lòng còn đau nhói
Màu máu Thạch Hãn vẫn đang còn ...
Phải là
Thời khắc bắn pháo hoa là thời khắc nghiêng mình
                                                                     tưởng niêm
Sáng rạng đất trời nhưng lòng vẫn quặn đau
Nỗi đau xưa và có nỗi đau bây giờ - khác nhau ?
Để ta giáo dục thế hệ mai sau
Luôn biết đau để mau đứng dậy
Thụ hưởng hào sảng ông cha nhưng phải
                                                       giữ vững ngọn cờ
Thanh liêm , trung hiếu mới giữ vững được
                                                        cơ đồ dải lâu ....
                                                                26-4-2015

  Gửi bởi: Đinh Ngọc Du - 26/04/2015

Xin đừng lãng phí
Một năm tám nghìn lễ hội
Mỗi ngày hai mươi hai ai biết không?
Tốn kém biết máy tiền công
Hãy nên tiết kiệm đễ mong làm giàu
Đất nước còn lắm nỗi đau
Tai nạn chưa giảm , đường còn thô sơ
Hộ nghèo chưa có thời cơ
Nông thôn đổi mới nhưng còn khó khăn
Đại học chưa có việc làm
Giường bệnh chưa đủ phải nằm hai ba
Lễ hội toàn gấm với hoa
Tốn hàng nghìn tỷ , thêm quà tặng nhau
Lễ họi trước , lãng phí sau
Nên làm đơn giản cùng nhau đồng lòng
Thi nhau mà phá của công
Là có tội với non sông đồng bào
Học tập gương sáng đâu nào!?...
                                 15-3-2015

  Gửi bởi: Đinh Ngọc Du - 26/04/2015

Ý Thức Cao
I
Mỹ - Nhật tiết kiệm vô cùng
Đón tiếp khách quý , tháp tùng đơn sơ
Đất nước thì đẹp như mơ
Kinh tế phát triển ngọn cờ tiên phong
Kỵ nhất phung phí tiền công
Lễ họi đơn giản - trống đồng , kèn to
Ít đút lót , ít tặng cho
Hoạch định công việc cứ lo mà làm
Lễ hội nhỏ chỉ toạ đàm
Tích tiền là đẻ lo làm việc công
Chống lãng phí rất đồng lòng
Thực hành tiết kiệm cộng đồng chung tay
Giàu có mà vẫn cầu may
Ô xin mẫu mực , nước này thịnh hưng
II
Cô gái ô sin nước Nhật
Cần cù , sáng tạo mới thật giỏi giang
Không tự ti , trọng cao sang
Biết sống tử tế , đa mang , quản hà
III
Đội bóng chuyền sang Việt Nam
Thi đấu hữu nghị , vừa làm gương soi
Chiếc khăn trắng , ai cũng coi
Té ra là để lau sân kịp thời
Rất nhanh chóng thật ân cần
Việc làm tuy nhỏ , chân thành đó sao ?
Nước Nhật mạnh , ý thức cao  !
                                 20 - 3 - 2015


  Gửi bởi: Đinh Ngọc Du - 26/04/2015

Coi thường tính mạng 
Giao thông tai nạn quá nhieuf
Mỗi năm mỗi vạn là điều đáng lo
Mạng nguời đau phải trời cho
Sinh thành dưỡng dục chăm lo học hành
Lái xe bất cẩn đua tranh
Giành đường vượt ẩu phóng nhanh kiếm tiền
Gây bao cái chết oan khiên
Sáng nay vui vẻ chiều yên giấc vàng
Tết về xuân đến ca vang
Uống say uống xỉn sai đàng đâm vô
Mẹ cha có sẳn tiền đô
Đua xe con phóng ô tô chẹp đầu
Học luật con để ở đau
Coi thường tính mạng , âu sầu mẹ cha .
 Lỗi và phạt              
Xe ô tô đỗ vệ đường
Không nhìn mở cửa xe thường đâm vô
Kêu trời không biết khi mô
lái xe đúng luật , ô tô đúng đường
Sai  phạm lỗi đã tỏ tường
Xử phạt nương nhẹ , kỹ cương đâu rồi
Ở Thủy Sĩ luật ra đời
Chạy quá tốc độ ngồi tù bốn năm
                                                     10- 3- 2015
Ghi chú : ngày 1 - 1 - 2013 Ở Thủy Sĩ có luật giao thông mới ra đời : Xe ô to chạy qua tốc độ bị phạt tù 4 năm 

  Gửi bởi: Đinh Ngọc Du - 26/04/2015

Vịnh Mốc huyền thoại 
 (Tặng họa sĩ Võ Xuân Huy chủ dự án" Nghệ thuật thị giác " )
Xuống đất ta lại gặp trời
Vịnh Mốc địa đạo sáng ngời niềm tin
Hầm cao , trời thấp lung linh
Lòng vàng đất đỏ Vĩnh Linh rạng ngời
                                                      26 - 4 - 2015

  Gửi bởi: Đinh Ngọc Du - 27/04/2015

            Những ngày sông Hiền
Bây giờ đã mấy mươi năm
Một thời mưa bom bảo đạn
Đất mênh mông ,  bàn chân thì nhỏ
Nhịp cầu chia , sóng nước đoi bờ

Chúng tôi đi tình yêu ở lại
Trước mặt . Sau lưng . Chúng tôi ở giữa
Đất nước thời chiến tranh
Dòng sông làm dấu ấn
Sáng bên này , tối lại bên kia
Sông vẫn lặng im
Cuộc đời còn chinh chiến
Tiếng gà trưa xao xác đôi bờ

Chúng tôi đi tình yêu ở lại
Xa bến sông rồi còn quay lại mãi
Da giết sông Hiền năm tháng ấy đâu quên 

  Gửi bởi: Đinh Ngọc Du - 27/04/2015

Đồng đội
Bao năm trơ lại Trường Sơn
Vẫn đôi dép cũ , mũ sờn năm xưa
Trường Sơn sáng nắng chiều mưa
Giọt mô hôi trắng cho vừa nhớ thương
Tôi về cuộc sống bình thường
Cùng quay với đất mà vương nỗi lòng
Trường Sơn năm đời tháng trông
Ngày tìm đồng đội đêm nồng chiêm bao
Núi cao , thác dữ , mưa trào
Chúng tôi đi mãi , đất nào mộ anh ?
Sườn mây , dóc nắng chênh vênh
Khói hương vô định bồng bềnh lãng trôi
Anh là mộ chí trong tôi !

  Gửi bởi: Đinh Ngọc Du - 27/04/2015

Nhớ "cỏ non thành cổ" 
Cọn lại về giữa phố cổ hòi sinh
Nắng ưu tư xõa xuyến quanh thành
Mây phiêu bồng lặn chiều Thạch Hãn
Bóng con đò thoang thoảng nỗi buồn xưa

Dạo phố phường rồi đứng lặng dưới mưa
Nơi khuất lấp một thời bom đạn
Nơi lời ca tạc chân dung người lính
Cỏ non xanh tơ đâu có vô tình ?

Là kỳ thay sức mạnh của sinh linh
Cứ mỗi sáng bình minh thức dậy
Tim nhói đau cất thành tiếng hát
" Cỏ non xanh tơ xin chớ vô tinh "

Bức tranh cổ thành ngời sắc lung linh
Có cỏ non , máu đào và chân dung người lính
Lọc từ nỗi đau xanh tinh yêu bất diệt
Lọc từ năm tháng hi sinh , ấm giọt nắng xuân này .


  Gửi bởi: Đinh Ngọc Du - 27/04/2015

Chuyện tình bên sông
Nắng chợt vàng bờ Bắc
Em vội đến chân cầu
Áo tím hông em mặc
Để dễ tìm ra nhau

Đêm anh về chiêm bao
Bơi dọc bờ thương nhớ
Hiền Lương ơi một thuở
Cắt đôi miền thương đau

Ngày anh đi " bỏ cau "
Hẹn ngày về đoạn tụ
Mối tình đầu mới nhú
Sao bẽ bàng chia xa ?

Ba mươi năm đi qua
Nhịp cầu thương lại nối
Tháng năm lòng không đổi
Tìm gặp nhau giữa cầu

Đám cưới tuổi năm mươi
Rể dâu tóc đều bạc
Chuyện tình bờ Nam - Bắc
Cổ tich mối tình đầu .

  Gửi bởi: Đinh Ngọc Du - 27/04/2015

Chiều nghĩa trang
Chiều hoàng hôn
Mẹ lần đường
Đến viếng nghĩa trang
Tay run run
                     đốt lửa , thắp nhang
Bóng thời gian
Ánh lửa vàng
In lên tráng mẹ
                        thêm hàng nếp nhăn
Ngủ đi con !
Ráng chiều mẹ đến
Ru con
           ru đồng đội con nằm
Lời ru vọng
                 tháng năm
Các con ơi  !
                    ngủ yên một lời
Ngủ đi con
                  bát ngát trời
À ơi ! ... tiếng mẹ
                          ru hời tháng năm .

  Gửi bởi: Đinh Ngọc Du - 27/04/2015

Lời ru mùa xuân của mẹ 
Mẹ ngồi bấm đốt ngón tay
Xuân năm ấy lại xuân này đi qua
Xuân về nghi ngút hương hoa
Gian nhà trống , bóng nhạt nhòa , gió rơi
Ai đem mây trắng lên trời
Bạc phau đàu mẹ , ngọt lời ru con
Xuân về thương chiếc lá non
Hanh hao mưa nắng có còn như xưa
Lá vàng lay lắt còn lưa
À ơ năm tháng võng đưa con về
Thẳm sâu trong gió tái tê
Khẽ lay động cữa còn về chưa con?
Lờ ru mẹ vọng nước non...

  Gửi bởi: Đinh Ngọc Du - 27/04/2015

Tìm anh 
Có khúc nhạc vang lên từ phố vắng
Anh đã về ai đợi trông nhau
Chiến tranh qua đi
Anh không về
Em đứng lặng nhìn ngày chiến thắng
Nơi đây
Nỗi đau hằn sâu xuống đất
Góc phố không xanh màu rêu cũ
Em tìm anh . BAo nhiêu người nữa tìm nhau !
Em tìm anh , anh ở đâu ?
Mà im lặng đến tận cùng xa vắng
Trái tim yêu không sợ điều cay đắng
Em chỉ tiếc
Ngày ra đi , anh mới trao lời hẹn ước
Không kịp hiểu em yêu anh tha thiết biết chừng nào
Em yêu anh ! cứ thế đi tìm ...

  Gửi bởi: Đinh Ngọc Du - 27/04/2015

Bạn tôi nằm lại dòng sông 
Tuổi mười bảy
Bạn tôi nằm lại dòng sông
Trang nhật ký còn lưu
Chiến thắng con về thủ đồ với mẹ
Con lại về phố Nhuộm , Hồ gươm

Bạn ra đi
Mái tóc còn xanh thế
Mọng mơ còn chất chứa trong mình
Những khát khao của một thời tuổi nhỏ
Thời phượng cháy đạn bom
Gác bút nghiên cầm súng lên đường

Mười bảy tuổi
Bạn tôi nằm xuống
Cùng đồng đội hi sinh
Tạc nên một dáng hình
Tám mươi mốt ngày đem cỏ thành Quảng Trị
Ai đếm được các hình hài liệt sĩ
Máu hận thù hòa sông nước không trôi

Bạn ra đi đã mấy chịc năm rồi
Tôi lại về thăm nơi chiến trường đánh Mỹ
Kết hương hoa hình mộ người chiến sĩ
Nghi ngút lòng nơi sông nước bạn ơi ! ...

Nhận xét

Chia sẻ cho bạn bè

Bài viết liên quan