Wednesday, October 14, 2015

OAN HỒN, HỒN HIỆN - Truyện ngắn


Tác giả: Lê Nguyên Hồng


   - Em ơi! Đừng đốt...Nóng quá! Chị đây mà... Mong ơi...!
          Cứ vào những đêm khuya thanh vắng, nhất là giữa tháng và cuối tháng âm lịch, người ta thường nghe những lời than vãn, kêu khóc thê thảm như thế trên cánh đồng Đuồi nằm cạnh làng Thầm Thì. Đó là tiếng la hét, rên rỉ của một phụ nữ điên trong làng. Cứ mỗi lần nổi cơn điên, bà ta chạy ra ngoài đồng la hét. Tiếng van khóc cất lên giữa canh khuya tĩnh lặng, khiến ai nghe cũng phải rợn tóc gáy. Người ta đồn đại với nhau rằng:

          - Đó là tiếng khóc của một hồn ma bị chết oan do chính bà ta tàn nhẫn đã đốt cháy người chị ruột của mình tại một lều vịt bỏ không giữa đồng. Hồn người chị đã nhập vào người em làm cho người em phát điên và nói ra bằng lời của người chết.
          Chuyện xẩy ra vào một đêm tối trời. Người ta không còn nhớ rõ vào tháng  năm nào. Khi hồn ma chết oan vẫn còn phiêu lạc, vật vờ chốn dương gian, chưa được siêu thoát nên cứ hiện về ngay cái nơi mình bị thiêu sống, nhập vào người gây tội và kêu gào thảm thiết. Chuyện nói ra có thể nhiều người không tin, nhưng ai ở làng Thầm Thì cũng như những làng gần đấy đều phải thừa nhận là có thật. Chuyện âm oán, oan hồn, hồn hiện vẫn xẩy ra đâu đó, ai cũng biết, có nhiều người còn được chứng kiến rõ ràng. Mọi người thường bảo: "Những người chết oan thường hay về báo mộng cho người nhà biết. Đặc biệt, những kẻ giết người không sớm thì muộn cũng bị quả báo do người chết xui khiến ra". Thoạt nghe, cứ ngỡ đó là cách nói của người đời răn dạy hậu thế phải sống lương thiện, tránh điều ác, vì "ác lai, ác báo". Cuộc sống có vô khối chuyện về nhân tình thế thái phơi bày nhan nhản, làm cho chúng ta phải giật mình, không thể bỏ ngoài tai những lời như vậy. Người sống gặp ma, nói chuyện với ma hoặc thấy hồn ma về báo mộng diễn ra nơi này nơi nọ, không còn là chuyện hiếm. Lúc đầu nhiều người không tin, nhưng rồi có những chuyện liên quan đến hồn người chết hiện về, ngầm báo mộng cho gia đình biết trước những việc sắp xẩy ra, và thực tế đúng y như vậy nên không thể không tin được.
          Hãy trở về tìm tiếng khóc của hồn ma người chị nhập vào làm cho người em phát điên vừa nói ở trên để hiểu cả một câu chuyện dài xót xa, ai oán đã từng xẩy ra, gây suy nghĩ cho bao người mà chưa thể lý giải được. Chuyện cứ lan truyền đi khắp nơi. Ai không tin, cứ đến làng Thầm Thì sẽ rõ...

*   *   *
          ...Thời thuộc Pháp, cuộc sống của nông dân rất khổ cực. Tại một vùng quê nghèo thuộc một tỉnh miền Trung, có một gia đình nông dân sinh hạ được 4 người con - hai gái, hai trai. Do cuộc sống đói khổ nên khát vọng của họ cũng thật đơn giản: chỉ cần mỗi ngày có 3 bữa ăn, dù chủ yếu là sắn, khoai độn có cơm bám lưa thưa, nhưng no bụng là hạnh phúc lắm rồi. Dân chúng chỉ còn biết cầu trời mưa thuận gió hòa, đừng làm mùa màng thất bát, khiến gia đình phải tha phương cầu thực, cuộc sống bi đát lắm. Bốn đứa con của vợ chồng nông dân nọ được đặt 4 cái tên, thể hiện ước mơ cụ thể và rất giản dị của gia đình: Ước- Mong  -Được - Mùa. Nhờ được mùa thì bát cơm sẽ không bị vơi đi, con cái không bị nheo nhóc, đói khát. Chao ôi! Ước mong chỉ nhỏ nhoi vậy thôi nhưng sống dưới thời Pháp đô hộ sao mà khó khăn đến thế? Có một năm xẩy ra dịch tả, vì nhà nghèo không lo nổi thuốc men nên thằng Mùa là con út đành phải về với Tổ tiên  lúc mới 4 tuổi. Hai đứa con gái là Thị Ước và Thị Mong lớn lên nhưng tính nết rất khác nhau. Con chị ít nói, hay nhường nhịn nên con em được thế lấn lướt, cái gì cũng giành phần hơn. Mọi việc trong gia đình hầu như đều do con chị gánh vác, đỡ đần bố mẹ. Còn con em thì biếng nhác, tránh nặng tìm nhẹ, thích ăn diện. Con em tính khí cũng chẳng hiền. Ngay mấy con gà con đang còn chiếp chiếp theo mẹ vào bươi móc trong bếp kiếm mồi, nó lấy vật cứng ném chết tươi mà tỉnh bơ, không chút thương tiếc. Cùng bố mẹ sinh ra mà tính nết hai chị em khác nhau một trời một vực. Riêng thằng Được thì hay nghịch ngợm, rất sợ chị Mong biết, chuyện gì cũng mách bố mẹ, còn chị Ước thì lại giấu mọi chuyện cho nó. Thằng em chỉ thích chơi với chị Ước, không chơi với chị Mong. Cách đó vài xã,có một gia đình phú hộ rất giàu nhưng bà vợ chỉ sinh được 3 quí tử rồi tịt luôn. Do quan niệm phong kiến: "Tam nam bất phú" nên vợ chồng nhà ấy lo lắng, sợ về lâu dài, tài lộc không còn thịnh vượng. Nghe lời thầy bói phán rằng: " muốn giữ gia thế không bị tụt dốc thì phải kiếm một đứa con gái tuổi Hợi khác xã về làm con nuôi". Ông chồng cất công đi đến nhiều xã ở xa để tìm đứa con gái tuổi Hợi nhưng đã hơn cả tháng trời vẫn chưa gặp. Ông mang theo một tay nải tiền đồng, sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để trả ơn gia đình nào cho ông đứa con gái về làm con nuôi đúng như lời thầy bói đã dạy. Trước đó, ông còn đến tiệm kim hoàn đánh một cặp vòng bạc đeo tay rất to để làm vật kỷ niệm cho người mẹ nào có đứa con gái đó. Kể ra, ông ta khá chu đáo trong chuyện đi xin con nuôi. Nhờ có một người thân mách nước, lão phú hộ tìm đến nhà vợ chồng nông dân có đứa con gái tên là Mong sinh đúng năm Hợi. Khi con chị tên là Ước nghe hết đầu đuôi câu chuyện giữa lão phú hộ với bố mẹ, tự nhiên nó khóc và đến ôm lấy em gái, nhìn kỹ từng đặc điểm đáng nhớ trên mặt, trên tay của em, đặc biệt cái nốt ruồi hơi khuất ở bên cằm thì không lẫn vào đâu được, vì trên nốt ruồi trồi lên một sợi lông nhỏ, nếu tẩy nốt ruồi đi sẽ nguy hiểm đến sức khỏe. Con chị suy nghĩ sâu xa đến chuyện sẽ đi tìm lại đứa em gái sau này. Nghe hết đầu đuôi câu chuyện tìm con nuôi của lão phú hộ, vợ chồng nông dân kia nghĩ rằng: "cho con Mong về ở với nhà ấy cũng được, sau này chị em chúng vẫn còn có nhiều dịp đi lại với nhau cơ mà. Nhà nghèo, thôi thì nó về với người ta cũng là phúc cho nó...". Thế là gia đình nông dân cho con Mong đi làm con nuôi nhà phú hộ mà không đòi hỏi gì cả. Lão phú hộ cũng để lại địa chỉ của mình cho gia đình. Trước khi đưa con Mong đi, lão phú hộ lấy ra một chiếc vòng bạc tặng cho chị nó chứ không tặng bà mẹ cả cặp như suy nghĩ ban đầu, vì lão thấy con chị quá tội nghiệp, nó vừa khóc vừa mếu, nước mắt lã chã ướt hết vạt áo khi đành phải rời xa đứa em bé bỏng. Đúng là: " chị em như khúc ruột liền, xa nhau đau đớn nỗi niềm thịt da!". Con chị thì như thế, nhưng con em lại khác hẳn, nó chỉ biết bản thân mình thôi, không cần biết đến người khác. Khi lão phú hộ đưa vòng bạc ra thì con em chộp lấy đeo luôn vào tay, không chịu để cho chị. Con Ước nhường em, không cần chiếc vòng đó. Nó còn chạy vào buồng lấy cho em mấy thứ mà nó đang dùng, trong đó có một cái kiềng bằng đồng hườm trang sức đeo cổ của mẹ cho rất đẹp, nó rất quý nên cất kỹ. Thấy vậy, lão phú hộ lấy chiếc vòng bạc thứ hai đưa con chị. Đặc điểm hai chiếc vòng bạc giống y hệt nhau, trên vòng có chạm nổi 5 hình ngôi sao mà lão phú hộ đặt tiệm kim hoàn làm ký hiệu riêng cho khác với mọi chiếc vòng bạc trong thiên hạ...
          Cô bé Mong về làm con nuôi nhà bá hộ rất sung sướng. Nó được bố mẹ nuôi chiều chuộng, ăn mặc theo kiểu con nhà giàu nên trông nó khác hẳn lúc ở với bố mẹ đẻ. Gia đình bá hộ thấy cái tên Mong không đẹp nên đổi tên nó thành Hương  Mơ và làm lại giấy khai sinh là con do vợ chồng sinh ra. Cô bé Mơ càng lớn càng xinh đẹp, bố mẹ nuôi vô cùng phấn khởi. Từ khi có đứa con nuôi, gia đình bá hộ làm ăn phát tài hẳn lên. Gốc tích của cô bé Mong ít được mọi người nhắc đến nữa. Người ta chỉ biết Hương Mơ là con gái của nhà bá hộ.
           Còn chị Ước của nó đang ở với bố mẹ cũng đã đến tuổi lấy chồng. Ước không đẹp như em gái, nhưng bù lại bằng tính nết thùy mỵ, khỏe mạnh, hay gần gủi và giúp đỡ mọi người xung quanh khi khó khăn. Có một chàng trai ở Thanh Hóa đi làm thuê cho nhà giàu, tình cờ gặp Ước đi gáng nước với mẹ ở giếng làng  nên đã đem lòng yêu mến. Cô gái biết ý nên cũng xiêu lòng, chấp thuận theo sự ngỏ lời của chàng trai. Gia đình chàng thanh niên ấy đã nhờ người mai mối và cưới Ước về làm vợ. Cuộc sống ở nhà chồng cũng vất vả, chả hơn gì cuộc sống lúc ở với bố mẹ.  Nông thôn thì ở đâu cũng giống nhau, phải làm lụng tối mắt tắt đèn mới có được cái ăn cái mặc. Cô con dâu rất nết na, phụng dưỡng nhà chồng tận tụy, xóm làng hết lời khen ngợi. Khốn nỗi, anh chồng là con độc đinh của gia đình nên cần phải có cháu nội để nối dõi tông đường. Lấy chồng đã ba năm mà Ước vẫn không có thai, mặc dầu nhà chồng đã chạy đủ thuốc thang cho con dâu. Thầy thuốc bảo rằng: Cô gái bị bệnh vô sinh nên không thể có con được. Bố mẹ chồng nghe thế, rất buồn bã. Mặc dù rất thương con dâu nhưng họ định bụng sẽ đi tìm một cô gái khác cho con trai để kiếm đứa cháu nội, chứ không thể chịu tuyệt tôn như vậy được. Xét cho cùng, khao khát của bậc làm cha làm mẹ cũng phải thôi, chẳng có gì sai cả. Còn anh chồng thì đâm ra chán đời, rượu chè be bét, không còn yêu thương vợ như trước. Nhiều khi không có chuyện gì, anh ta cũng khó chịu và to tiếng với vợ. Phận làm dâu sao mà khốn khổ? Nghĩ đến những người bạn cùng lứa, lấy chồng như mình, được chồng nâng như nâng trứng, săn sóc, nuông chiều đủ điều, Ước càng tủi thân, đêm đêm nức nở một mình. Thế rồi, vợ chồng cũng đến đoạn phải chia tay. Ước lủi thủi ôm bọc khăn gói, nước mắt ngắn dài, trở về với bố mẹ đẻ. Cô thầm trách kiếp người của mình sao mỏng manh, bạc bẽo từ lúc sinh ra cho đến khi lấy chồng toàn chịu lao đao khổ cực,chưa một ngày sung sướng? Thôi thì số phận như thế, phải chấp nhận, chạy trời cũng không khỏi nắng, như người ta thường nói: " Cây khô xuống nước cũng khô. Phận hèn đi đến nơi mô cũng hèn". Về lại với gia đình, cô chăm chỉ làm ăn, dồn hết tình cảm chăm sóc bố mẹ và đứa em trai của mình, không màng đến những niềm vui nào khác nữa. Trong lòng người chị lúc nào cũng nghĩ đến đứa em gái đang làm con nuôi nhà người. Không biết bây giờ nó ra sao rồi, cuộc sống có khó khăn không, nó đã lấy chồng chưa...? Người chị đâu có biết rằng, đứa em gái của mình giờ đây đã thành con gái cưng của nhà bá hộ với cái tên mới là Hương Mơ theo giấy khai sinh của gia đình họ, không phải là Thị Mong của chị ngày nào? Nó ăn ngon mặc đẹp, quên hẳn cảnh nghèo khổ, chân lấm tay bùn mà bố mẹ, chị và em nó đang đeo đẳng  suốt đời? Nó sống rất thoải mái và sắp làm dâu của một gia đình giàu có. Liệu nó có nghĩ đến người chị tội nghiệp lúc nào cũng nhớ về em không? Dù bản tính nó thế nào chăng nữa thì chị vẫn cứ yêu thương em trọn vẹn, không hề trách móc, mặc dầu vẫn biết: Nước mắt chảy xuôi có bao giờ chảy ngược đâu?
          Mơ về làm dâu một gia đình khác làng. Gia đình chồng sung túc nên con dâu chẳng phải làm lụng gì cả, chỉ lo giữ gìn sức khỏe và sinh nở. Cô sinh một mạch cho nhà chồng 4 đứa con trai trong 6 năm. Cuộc sống nhàn hạ nên anh chồng  hay la cà đánh bạc với đám thanh niên lêu lỏng trong làng. Bố mẹ ngày một già yếu, anh ta không làm chủ được kinh tế, gia đình cứ sa sút dần. Vì đánh bạc bị thua cho nên những thứ tài sản có giá cứ lần lượt ra đi. Khi bố mẹ qua đời cũng là lúc vợ chồng lâm vào cảnh khó khăn. Những đám ruộng tốt phải bán dần để trả tiền nợ đánh bạc. Cứ cái kiểu này thì của núi bố mẹ để lại cũng hết. Vợ khuyên chồng chuyển đến ở một nơi khác để xa nhóm những bợm thường xuyên cù rủ bài bạc, đâm ra hư đốn. Nghe lời vợ, anh ta quyết định bán nhà cửa, ruộng đất bố mẹ để lại làm vốn liếng trong tay rồi cả nhà chuyển đến làng Thầm Thì để sinh sống, tu chí làm lại cuộc đời. Làng Thầm Thì ban đầu là một vùng đất hoang, là nơi tập trung của gái giang hồ, trai tứ chiếng thất cơ lỡ vận đến lánh nạn, sinh sống tạm bợ cho qua ngày đoạn tháng. Những  người không có đất, từ nơi khác cũng tìm đến đây định cư ngày càng nhiều, tạo ra một làng mới có dân cư tương đối đông đúc như bao làng quê khác. Khi chưa thành làng, vùng đất hoang vu này là địa điểm thả rông trâu bò, nơi trú ngụ của loài chim "rù rì" có bộ lông màu đen sì, to như con gà mái, chuyên ăn phân  trâu, bò tươi từ chập tối trở về đêm. Lũ chim này đi ăn theo từng đôi giống như chim bồ câu. Con đực con cái gọi nhau rộ lên cả một vùng khi tìm thấy thức ăn, nghe khàn khàn, thầm thì như tiếng người trò chuyện. Người lạ đi qua đây vào lúc chạng vạng mà nghe tiếng chim "rù rì" gọi nhau như tiếng người thì phát khiếp, bủn rủn chân tay, cư tưởng bị " ma" hù dọa, ai yếu bóng vía, khi về nhà sẽ bị ốm và hoảng loạn. Chính từ chuyện rất lạ của cái xứ sở một thời khỉ ho cò gáy này nên những gia đình cư trú tại đây đã đặt tên  làng là Thầm Thì, gọi lâu thành quen, gần xa đều biết. Về sau, địa phương vẫn giữ cái tên đó để ghi nhớ nguồn gốc ban đầu của địa danh mới này.
          ...Thời chiến tranh loạn lạc, nhiều làng quê bị Pháp đốt phá, nhiều người dân bị chúng bắn chết, chặt đầu bêu cọc để đe dọa, vì nghi ngờ làm việc cho Việt Minh. Trong cảnh bom rơi đạn lạc, ngươi dân phải hứng chịu bao sự khốn cùng do thực dân xâm lược gây ra. Bố mẹ đẻ của Ước bị đạn ca nông của Pháp nổ chết khi đang ngủ vào ban đêm. Hai chị em Ước và Được che lại ngôi lều tạm, đùm bọc nhau để sống. Còn ở làng Thầm Thì, vợ chồng Mơ cũng chẳng hơn gì, nhà cửa tuy không bị giặc đốt nhưng làm ăn rất khó khăn, kiếm được bát cơm cũng chua xót, đắng cay. Khắp nơi, phụ nữ từ già đến trẻ không dám ló mặt ra khỏi nhà, sợ gặp phải Tây lai, Ma Rốc là bị hãm hiếp ngay. Trông thấy đàn ông là chúng bắn bỏ. Còn phụ nữ thì bọn chúng chừa lại để hãm hiếp, xong còn bắt đi theo để tiếp tục " phục vụ" chúng hàng ngày. Có những người chồng khi Tây càn đến, nhanh chân tìm được chỗ ẩn nấp, người vợ chậm chạp bị chúng tóm được lôi xoành xoạch ra giữa sân, lột sạch quần áo, chúng bâu lại như một bầy thú, tranh giành nhau hãm hiếp, thật ghê tởm. Không ít chị em bị chúng thay nhau hiếp đến chết hẳn, rồi đem  cái xác nhầy nhụa, mềm như bún, không một mảnh vải che đậy, vứt ngay giữa ngã ba đường, trông thật thương tâm. Có những em gái mới lớn, bị cả bầy Ma Rốc hiếp đến rả rời, kiệt sức, bất tĩnh mà chúng vẫn không chịu buông tha. Có nhiều người vợ bị bọn Tây đen đè ra giữa nhà, mấy tên bu vào kéo tay, chân người phụ nữ giang rộng ra rồi giữ chặt không thể cựa quậy được, để cho những tên khác thay phiên nhau hãm hiếp hết đợt này đến đợt khác, chúng reo cười, man rợ như bầy thú hoang dã. Người chồng từ chỗ ẩn nấp phải chứng kiến cảnh tượng rùng rợn đó, ruột gan lộn cả lên,   nhưng đành  chịu nghiến răng, không dám xông ra cứu, vì nếu lộ mặt sẽ lãnh trọn cả băng đạn của những tên cảnh giới đang lăm le xung quanh. Trong cảnh hỗn độn ấy, trộm cắp xuất hiện khắp nơi. Người ăn xin cũng lũ lượt kéo đến ngày càng nhiều. Ai có trâu bò chăn thả trên đồi, những vườn khoai, sắn, ngô mới ra củ, quả non, hoặc của cải có chút giá trị giấu ở đâu đó, nếu không bảo vệ cẩn thận sẽ bị kẻ cắp chôm chỉa nhanh như chớp. Cuộc sống khó khăn, chồng của Hương Mơ sinh ra nghề ăn trộm. Lúc đầu, Mơ khuyên chồng đừng làm nghề đó, nếu bị bắt thì nhục lắm. Nhưng nhiều lần chồng trộm của đem về, Những thứ không làm mà có khiến Mơ nảy lòng tham, không ngăn cản nữa. Và mỗi lần chồng đi " làm đêm" như thế, cô vợ ở nhà rạo rực chờ đợi những thứ chồng mang về đã quen thành lệ.
          Thằng Được đã trưởng thành, nó đem lòng yêu thương một cô gái cùng hoàn cảnh nhà nghèo trong xóm. Sau vài tháng, Cô gái đã về làm vợ. Có người chị của chồng hết mực yêu thương, đứa em dâu sống với nhà chồng  hòa thuận, yên ấm .Tuy vậy, trong lòng chị lúc nào cũng nhớ đến đứa em gái đi làm con nuôi không biết bây giờ đang lưu lạc nơi nào?
          Có một hôm, chị Ước nói với hai vợ chồng Được:
          - Hai em lo liệu việc nhà, chị đi tìm con Mong xem dạo này nó ở đâu, chả biết có chuyện gì xẩy ra với nó không mà sao dạo này chị thấy nóng ruột lắm?
          Nhắc đến chị Mong, thằng Được buồn lắm. Nó cũng rất nhớ người chị gái đã đi làm con nuôi nhà người ta biệt tăm hơn hai chục năm chưa hề gặp lại, mặc dù khi ở với bố mẹ, người chị ấy hay bắt nạt và chuyện gì chị cũng mách bố mẹ để nó bị ăn đòn thường xuyên. Nó đồng tình và giục chị Ước đi tìm chị  Mong. Thế là người chị chuẩn bị một số đồ dùng cá nhân mang theo đi tìm em. Trước khi lên đường, chị Ước lột chiếc vòng bạc đang đeo trên tay giao thằng Được giữ hộ. Đó là kỷ vật của bố nuôi con Mong tặng chị ngày trước. Thằng Được cầm chiếc vòng bạc, bỗng nhiên thấy phân vân, trên gương mặt khắc khổ của nó hiện lên nét buồn sâu kín. Ngay  trong thâm tâm, Hình như chị Ước cũng có linh tính một điều gì đó chưa rõ(?). Đời chị chỉ còn hai đứa em ruột là tất cả. Chị muốn quy tụ chúng về sống quây quần chị em sớm tối đùm bọc, che chở nhau. Nếu tìm được con Mong và đưa về, chị sẽ cho nó chiếc vòng bạc của mình, nếu chị gặp chuyện xui xẻo thì đó là kỷ niệm của chị giao lại đứa em dâu.
          Theo địa chỉ gia đình bố nuôi của Mong để lại, chị Ước lặn lội tìm đến tận nơi. Hỏi ra thì mới hỡi ôi: gia đình bá hộ bị Pháp chiếm đoạt, chúng đuổi mọi người ra khỏi nhà, từ đó bặt tin, không ai biết họ ở đâu. Có người đã nói cho Ước biết nơi đứa con gái của nhà bá hộ lấy chồng. Thế là người chị lại một mạch băng đường chỉ sá tìm về nơi ấy. Cuối cùng, chị đã thất vọng, vì nhà chồng của em gái đã thuộc về chủ khác. Người ta lại chỉ cho chị tìm đến làng Thầm Thì. Chị cứ đi, tối đâu xin ngủ nhờ ở đó. Thân gái dặm trường, đơn chiếc, quạnh quẽ với muôn nỗi gian truân. Vì tình thương, người chị lặng lẽ chịu đựng, vượt qua tất cả. Có lúc chị phải ngủ bờ ngủ bụi, nhịn đói nhịn khát, chỉ mong gặp cho bằng được đứa em gái. Từ khi Ước rời khỏi nhà đến nay đã hơn một tháng trời rồi mà chưa có tung tích đứa em. Chị vẫn cứ đi, ai chỉ đâu cũng tìm đến, nhất quyết không quay về. Đến được làng Thầm Thì, hỏi cô gái tên là Mong cùng chồng từ nơi khác đến sống ở đây thì mọi người đều lắc đầu. Mọi thông tin hầu như bị bế tắc hoàn toàn. Ước không biết tên em gái hiện nay là Hương Mơ. Người chị vẫn đi hết xóm này, xóm khác của làng, vào từng nhà để may ra tìm thấy được đứa em.
          Hôm ấy vào cuối tháng âm lịch, trời đã nhá nhem tồi, Ước đến một xóm phía cuối làng Thầm Thì, sát bên cánh đồng Đuồi. Mệt quá! Cô suy nghĩ nên trú chân lại đâu đó, sáng mai sẽ vào xóm tìm em. Cũng may, giữa đồng có một cái lán. Khi đến nơi, Ước mới hay: đây là một lều chăn vịt của ai bỏ không. Thật may mắn. Thế là cô vào đó nghỉ lại. Đi đường vất vả, nhọc mệt và đói, cô đặt mình xuống là thiếp luôn. Có một tên trộm nấp trong làng, biết được có người ngủ trong lán, đêm nó mò đên lấy luôn cái bọc vải của khổ chủ để bên mình mà cô ta vẫn ngủ say như chết, không hay biết. Tên trộm  đem về nhà khoe rồi giao cho vợ. Khi mở bọc vải ra thì thấy có mấy xâu tiền đồng,  mấy tấm lụa tơ tằm, một chiếc khăn trùm đầu bằng tuyết nhung màu đen và những thứ khác dành cho phụ nữ đều có giá trị. Có một chiếc vòng đeo tay bằng đồng xinh xắn dùng trang sức cho phụ nữ đứng tuổi, vợ tên trộm mân mê thích thú. Đó là những thứ mà người chị có từ khi đi lấy chồng, và chắt chiu dành dụm trong nhiều năm. Chị mang theo, định bụng sẽ tặng em gái tất cả cho nó mừng. Hương Mơ đem cất số tài sản chồng cuỗm được, khấp khởi trong lòng, toàn những thứ có giá trị của phụ nữ. Nhưng sao cô ta vẫn thấy sờ sợ. Cô ta nghĩ: " Những món này bị mất, chắc chắn người ta phải đi tìm. Nếu lộ chuyện thì không khéo bị bắt lên xã, lên huyện là cái chắc. Chồng ăn trộm có liên quan đến vợ, không tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật...". Bao nhiêu lần trộm, khi thì bao sắn khô, vài con gà, hoặc mọi thứ linh tinh khác nhưng không có lần nào chồng mang về nhiều tài sản có giá như thế này cả. Theo ả, chuyện này phải phi tang mới yên tâm sử dụng số tài sản đó mà không ai phát hiện ra. Thế là một suy nghĩ vô cùng độc ác lóe lên trong suy nghĩ đen tối của thị. Chờ khi chồng ngủ say, thị một mình cầm theo bao diêm và chai dầu hỏa đi ra ngoài đồng, rón rén đến bên lều vịt, rưới dầu trên mái lán, xung quanh và trước cửa, bật diêm châm lửa đốt. Khi ngọn lửa cháy là ả ta chạy một mạch về nhà. Đang mùa nắng, lều vịt chất đầy rơm, rạ khô, lại có thêm dầu, ngọn lửa bùng lên và sáng hừng hực. Người trong lều ngủ mê man không còn biết trời đất là gì, bị ngọn lửa quái ác thiêu cháy, không kịp kêu một tiếng. Khi mọi người trong xóm chạy ra chỗ đám cháy thì kẻ đốt lán đã nằm trên giường, vờ ngủ say không hay biết chuyện xảy ra. Chính anh chồng cũng chẳng mảy may biết chính vợ mình vừa phạm một tội ác tày trời...
          Người chết cháy trong lều vịt không rõ là đàn ông hay đàn bà. Một cái xác đã biến đổi hình dạng hoàn toàn, trông thật khủng khiếp. Dân trong xóm thương tình, họ vận động góp tiền mua quan tài, vải khâm liệm, chôn cất thi thể chu đáo ngay trên nền đám cháy. Ngôi mộ trở thành một nắm đất cô hồn và vô chủ. Chuyện về người chết rất thương tâm đó rồi cũng đi vào quên lãng, vì mọi người không liên quan đến người xấu số kia nên chẳng ai để ý đến nữa. Thời gian lặng lẽ trôi qua...
          Nhưng có một chuyện rất lạ xẩy ra với vợ chồng nhà Mơ. Sau khi người chết cháy ở lều vịt xẩy ra chưa đầy một tháng thì vợ chồng Mơ cùng  bị ốm một lần, cả hai vợ chồng đều sốt cao, nói sảng, nhưng thầy thuốc khám không chẩn đoán được bệnh. Họ nói phải có thời gian theo dỏi mới tìm được bệnh chính xác. Có người bảo phải làm một cái lễ đặt khấn giữa trời may ra khỏi, vì bệnh có hiện tượng như là ma nhập. Mấy đứa con sắm lễ, cúng vái giữa sân, tự nhiên ông bố khỏi bệnh, còn bà mẹ thì đỡ được vài ngày, sau đó chuyển sang điên điên khùng khùng, nói năng nghe như người xa lạ, hay đấm thùm thụp vào ngực, gọi người có tên là Mong ra mà chửi, lảm nhảm chán rồi ôm mặt khóc tấm tức như bị ai đánh. Người nhà nghe, không hiểu gì cả. Thời gian đầu mới phát bệnh, chị ta ở trong nhà, thần sắc thay đổi, nói toàn lời của người điên. Dần dần bệnh nặng thêm, chị ta lang thang trong làng, đêm đến ra ngoài đồng kêu khóc một mình rất thê thảm. Gia đình mời thầy cúng đến để đuổi tà ma nhưng không hiệu nghiệm. Chuyện điên của chị ta vô phương cứu chữa...Và lâu lâu, người ta lại nghe điệp khúc tiếng van khóc của người điên ấy:
          - Đừng đốt chị, Mong ơi...Nóng quá, sao mày ác thế...
          Thằng Được ở nhà lòng dạ hồi hộp, đứng ngồi không yên. Nó rất lo, không biết chị Ước có chuyện gì không mà đã mấy tháng trời chẳng có tin tức ? Nó bàn với vợ đi mua con bò về nuôi, nhân thể tìm chị Ước đang ở đâu. Làng Thầm Thì nuôi bò nổi tiếng khắp tỉnh nên Được cất công tìm đến đó để mua. Nghe chuyện về người điên hơi lạ nên nó tò mò tìm hiểu xem. Nó đến nhà người điên vào chập tối. Lúc này, người điên đang ngồi trên chiếc chõng tre giữa nhà bốc cơm ăn, trông như người bình thường. Vừa nhìn thấy, thằng Được giật mình kêu lên:
          - Chị Mong!
          Người đàn bà ngước lên ngơ ngác. Chị ta nhìn chằm chằm người đàn ông ngồi đối diện như dò xét. Hầu như trí nhớ bất ngờ được đánh thức, chị ta buột miệng thốt ra: " -Được à?" Rồi chị ta lấy tay che mặt, khóc nức nở. Cả nhà xúm lại chưa hiểu đầu đuôi gì cả. Thằng Được nhìn cái nốt ruồi ở bên cằm chị gái vẫn không thay đổi. Cái kiềng bằng đồng hườm chị Ước cho ngày xưa vẫn đeo ở trên cổ kia, không thể nhầm được. Bất ngờ nó thấy chị đeo cái vòng đồng của chị Ước trong cổ tay. Bỗng nhiên nó hỏi chị Mong cũng như hỏi chính người chồng bên cạnh:
          -Chị Ước đâu rồi? Sao ra nông nổi này, chị Mong?
          Người chồng ngạc nhiên:
          -Chị Ước nào? Chị Mong nào?
          Thằng Được càng ngạc nhiên hơn, hỏi lại:
          - Chị Mong không nói gì với anh à? Chị Ước là chị ruột của tôi và chị Mong.
          Nó chỉ vào người đàn bà điên và khẳng định :
          - Đây không phải chị Mong thì là ai? Chị tôi mà tôi không biết à?
          Cả nhà vẫn chưa hiểu. Chị Mong mà người đàn ông kia vừa nhắc đến thì không phải là người điên này. Chắc có sự nhầm lẫn rồi. Có lẽ chị của anh ta giống bà Mơ nên anh ta đã nhầm chăng? Thằng Được bực quá, giọng gay gắt:
          - Một mình chị tôi điên, chả lẽ tất cả các người cũng điên hết à?
          Cả nhà ngồi lại lần mò câu chuyện bấy nay chưa ai biết do người đàn ông đi mua bò kể rành mạch đầu đuôi ngọn ngành bằng giọng ấm ức. Mọi người hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Thì ra, người ngồi trước mặt cả nhà đây là cậu ruột của mấy đứa con trong nhà, và là em ruột vợ của người chồng đi trộm đồ của người ngủ trong lều vịt dạo nọ. Người đàn bà điên không phải là con gái nhà bá hộ, tên gọi cũng không phải là Mơ như mọi người từng nghĩ lâu nay... Trời ơi, sao có sự trớ trêu này? Qua câu chuyện, mọi người mới nhận ra nhau, tìm được nhau trong một hoàn cảnh chẳng vui vẻ chút nào. Tất cả bí mật về sự thật đều do chị Mong giấu kín, không tiết lộ với chồng, con. Bây giờ cái kim giấu trong túi áo lòi ra thì chị ấy chẳng nói được gì nữa. Nhưng ông trời đã bắt sự thật phải hiện hình, buộc mọi người nhìn nhận đúng sự việc bị khuất lấp.  Anh chồng của người vợ điên bắt đầu hình dung ra chuyện oan gia. Khi đi mua bò, sợ thiếu tiền nên thằng Được cầm theo mấy thứ để lúc cần là bán, có cả chiếc vòng bạc của chị Ước. Thằng Được lấy chiếc vòng bạc ra so sánh với chiếc vòng bạc trên tay người điên. Hai chiếc vòng giống nhau y hệt. Mọi người nhìn nhau ngạc nhiên. Câu chuyện dần dần được lộ rõ. Ngừời đàn bà điên nhìn chiếc vòng bạc rồi nhìn chăm chăm vào đứa em trai, hình như bà ta định nói một điều gì đó, miệng mếu như muốn khóc. Lúc này, thằng Được chưa biết chuyện đã xẩy ra với chị Ước. Nhìn chiếc vòng đồng trên tay chị Mong, nó nghi ngờ và nghĩ rằng chị Ước đã đến đây, hai chị em đã gặp nhau, nếu không thì làm sao chị Mong có được chiếc vòng kia? Nó hỏi lại chồng chị Mong:
          - Chị Ước đã đến đây, bây giờ đâu rồi? Cái vòng đồng kia chị ấy mang theo khi đi tìm chị Mong. Anh đừng giấu nữa...
          Câu hỏi của đứa em vợ làm cho anh ta giật mình, luống cuống. Đúng lúc đó, người điên lại lên cơn. Bỗng nhiên chị ta khóc và gào to:
          - Đừng đốt chị, Mong ơi !..Sao mày ác thế hở Mong?.
          Khóc xong, chị ta lăn ra chõng, ngất luôn.
          Nghe tiếng khóc hơi lạ, thằng Được hỏi anh rể:
          - Ở làng này có ai bị chết cháy à?
          Anh rể đã kể lại câu chuyện có một người chết cháy ngoài đồng mấy tháng trước. Nghe anh rể kể, thằng Được linh tính về cái chết của ai đó có liên quan đến chị Mong. Nó cứ phân vân: "tại sao cái vòng của chị Ước lại ở trên tay chị Mong? Chị Ước đâu mà không thấy? Nếu chị Ước đến đây thì tại sao cả nhà không biết...?". Thằng Được nhìn vào trong phòng ngủ của chị Mong thì thấy ngay chiếc khăn trùm đầu tuyết nhung màu đen của chị Ước thường dùng ở nhà. Rõ ràng có chuyện mờ ám gì đây mà gia đình giấu nó? Không giữ được bình tĩnh, đứa em vợ hỏi anh rể, giọng dồn dập, gay gắt:
          - Anh nói thật xem, những thứ của chị Ước mang theo đều có ở trong nhà này, thế thì chị ấy đang ở đâu? Tôi phải gặp chị bằng được. Anh nói đi...
          Người anh rể buộc lòng kể ra chuyện lấy trộm đồ của người ngủ trong lều vịt. Còn cái lều bị cháy thì anh ta hoàn toàn không biết...
          Nghe xong câu chuyện, thằng Được choáng váng cả đầu. Nó im lặng suy nghĩ, lòng nặng trĩu. Đêm ấy tại nhà anh rể, nó ngủ mơ thấy chị Ước hiện về, thân thể co quắp, run rẩy và bảo với nó rằng: " Chị đang ở giữa đồng lạnh lẽo quá. Chị không về nhà được. Chị muốn gặp bố mẹ lắm. Em cho chị về với...". Sáng hôm sau, Được bắt anh rể dẫn ra chỗ ngôi mộ trên nền lều vịt bị đốt. Nó linh cảm rằng: đây là mộ của chị Ước. Thằng Được khóc lóc một hồi rồi nói với anh rể, giọng đầy vẻ giận giữ:
          - Kẻ sát nhân đã hại chị tôi rồi. Sao đời chị tôi khổ thế, trời ơi ! Nếu linh thiêng, chị hãy theo em về nhà. Chị ơi !...Em Được của chị đây.
          Ngay sau đó, Được không đi mua bò nữa, tức tốc trở về nhà. Vợ chồng anh làm lễ chít khăn tang, đặt lư hương thờ chị ở một cái am ngoài trời. Đứa em trai suy đoán sự việc và nó khẳng định chắc chắn: chị Mong đã giết chị Ước. Chính tiếng khóc của chị Mong đã lộ ra chuyện bí mật đó. Nghĩ vậy, anh rùng mình, toát mồ hôi. Anh không nói ra suy nghĩ ấy với ai, kể cả vợ mình. Nỗi đau quặn lòng mà không thổ lộ được với mọi người. Nỗi đau tím ruột gan, nói ra thì nhục nhã lắm. " Hùm chết để da, người ta chết để tiếng". Anh nghĩ đến điều đó và rất sợ rằng: nếu thiên hạ biết chuyện em gái giết chị thì không những gia đình chị ấy mang tiếng xấu muôn đời mà anh cũng như cả dòng họ của anh cũng phải chịu chung lời nguyền rủa và dị nghị của người đời không bao giờ gột sạch. Sao điều quái gở này lại giáng xuống đầu anh, lại rơi vào người chị đáng thương của nó? Trời ơi, khủng khiếp quá !
          Sau hơn một năm thì người đàn bà điên chết. Người chồng chôn cất người vợ bên cạnh ngôi mộ người bị thiêu cháy dạo trước. Mấy đứa con chăm sóc phần mộ của mẹ và cả phần mộ người bên cạnh rất chu đáo, vì chúng biết người đó là dì ruột của mình. Theo lời bố, đúng ngày rằm tháng Bảy, mấy đứa con đã đưa toàn bộ  những thứ mà bố trót lấy trộm của người ngủ trong lều vịt đem ra đốt trước mộ người chết cháy kia. Những đứa con trong gia đình đã hiểu rõ việc làm quá thất đức do bố mẹ gây ra. Chúng biết như thế nhưng đều giữ kín trong lòng. Phải làm điều thiện cho đến bao giờ mới lấp đầy điều tàn ác do người thân gây ra ở chốn trần gian? Có lẽ vì thế nên ngày giỗ của người ấy cũng được bố con chăm lo hết sức đàng hoàng. Bố con không ai bảo ai, họ đã sống khác hẳn trước, lặng lẽ bỏ tiền ra giúp người đói khát. Những nhà trong xóm gặp khó khăn, họ giúp đỡ nhiệt tình không chịu lấy tiền công. Xóm làng quý mến bố con nhà ấy nên trong nhà có phương việc gì, người ta cũng tự tìm đến,  thân thiết như trong một nhà. Trên cánh đồng Đuồi chỉ có hai ngôi mộ được đắp rất to. Cứ đầu mùa cày cấy, một số gia đình đến thắp hương trước  ngôi mộ " cô hồn" bên cạnh ngôi mộ có chủ để cầu mong chuyện làm ăn suôn sẻ. Có linh thiêng từ lời cầu nguyện đó hay không? Cũng chẳng biết thế nào. Nhưng liên tiếp sau này, cánh đồng Đuồi luôn luôn được mùa, không còn kẻ gặt trộm lúa ban đêm. Trong làng, kẻ cắp hầu như vắng bóng. Mọi người phấn khởi lắm. Ở phía dưới chân mộ người chết cháy có một cây dương liễu mọc lên cao vút, vi vu trong gió, như hồn người chết vọng về. Ai ngang qua cũng bỏ vào dưới gốc cây nắm đất hoặc viên đá để mong gặp được sự may mắn. Sống ở đời, ai cũng muốn điều tốt lành, không muốn chuyện rủi ro. Ngôi mộ và cây dương liễu đó đã trở thành những chuyện kể linh thiêng của người dân quanh vùng. Ai cũng tránh điều ác, rất sợ những chuyện quả báo.
          Từ khi người đàn bà điên chết, làng Thầm Thì trở nên yên tĩnh. Ban đêm, người ta không phải giật mình hốt hoảng mỗi khi tiếng than vãn, gào khóc của người phụ nữ ấy bất ngờ cất lên. Nhưng người trong làng vẫn lưu truyền mãi câu chuyện về tiếng khóc của hồn ma nhập vào người điên thuở trước như là lời thú tội của kẻ ác. Mỗi người thêm thắt một tý, nghe ly kỳ, hấp dẫn như thần thoại. Kết cục, nói gì thì nói, chuyện "ác lai ác báo", chớ coi thường. Câu chuyện thực thực hư hư ở làng Thầm Thì xẩy ra từ thời thuộc Pháp, đã qua lâu lắm rồi nhưng mỗi lần có người kể lại, cứ ngỡ như còn mới nguyên...

 Đăng ngày 28/06/2011
Ý kiến về bài viết
  Gửi bởi: Một người đọc - 04/07/2011

Bác ơi, Lâu không có gì mới?
  Gửi bởi: Vĩnh Quyên - 07/07/2011

 Ôi khiếp quá. Nhưng phải nói sư sáng tạo và tính thục tế của câu chuyên Nguyên Hông kể hòa quyện với nhau đến mức nhuần nhuyễn thật là hấp dẫn. Âu cũng là bài học cho những kẻ muốn đạt được mục đích thì đã đạp qua tất cả đạo lý cuộc đời. Hay hay quá, Chúc lão trang muôn năm mạnh khỏe. Chúc Nguyên hồng viết nhiều truyện hay hơn nữa. Hứa tháng tới cháu sẽ gửi người truỳen đạt mệnh lệnh. he he
  Gửi bởi: Xuân Đức - 13/08/2011

Cám ơn chủ nhà đã cho khách vãng lai có cơ hội được đọc những truyện hay ở sơn trang của anh. Cám ơn tác giả. Câu chuyện rất lôi cuốn, đọc kỳ hết mới thôi, không dứt ra được.
  Gửi bởi: Thanh Tâm - 04/11/2011

Cám ơn tác giả LNH .Truyện ngắn hay quá
  Gửi bởi: li - 02/05/2012

Làng Thầm Thì...ở đâu
Tình cảm của người chị thương em thật cảm động
Cuộc sống nhàn hạ nên chồng hay la cà đánh bạc rồi trắng tay....
Tác giả nói về ng chị làm ng đọc có thể liên tưởng đến 2 bài hát "chị tôi' của nhạc sĩ Trọng Đài và nhạc sĩ Trần Tiến. Ng chị tr tác phẩm bị chồng bỏ rơi vì k sinh con để nối dõi tông đường
Thân gái dặm trường, đơn chiếc, quạnh quẽ với muôn ngàn gian truân...Vì tình thương, ng chị lặng lẽ chịu đựng, vượt qua tất cả...
Cảnh ng chị khăn gói đi tìm đứa em gái thất lạc tr thời loạn làm ng đọc có thể nhớ đến nh cuộc gặp gỡ đầy nước mắt nhưng là nh giọt nước mắt đoàn tụ tr "như chưa từng có cuộc chia ly"...
Chồng cũng làm ảnh hưởng đến vợ. Có thể vì thế mà ng ta nói "ngưu tìm ngưu mã tìm mã" chăng
Câu chuyện ng chết cháy thật quá thương tâm! Tôi đã nhìn thấy hình ảnh nh ng chết được chụp sau khi cháy và 1 người quen của tôi cũng đã k thoát khỏi ngọn lửa quỷ dữ ấy nên tôi đọc tác phẩm và hình dung ra...
Phải làm điều thiện cho đến bao giờ mới có thể lấp đầy nh điều tàn ác do chính nh người thân yêu của mình trót lỡ lầm tạo ra ở cõi hồng trần đầy gian dối và nước mắt này...



  Gửi bởi: Lê Nguyên Hồng - 11/05/2012

Cảm ơn Li. Câu chuyện bắt nguồn từ giai thoại tại một vùng quê nghèo ở Trung bộ thời Pháp thuộc. Hồi nhỏ, tôi có nghe kể về chuyện người chết cháy do bị người ta đốt nên mới nghỉ ra câu chuyện trên. Làng Thầm Thì cũng như tên các nhân vật là bịa đấy. Cứ tưởng tượng và bịa ra cho hợp lý câu chuyện. Rất mừng và Cảm ơn bạn đã quan tâm chia sẻ.
  Gửi bởi: li - 12/05/2012

<!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:Arial; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; text-underline:red; text-decoration:underline; text-underline:single;} p {mso-margin-top-alt:auto; margin-right:0cm; mso-margin-bottom-alt:auto; margin-left:0cm; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:21.0cm 842.0pt; margin:17.85pt 45.0pt 36.0pt 45.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->
Bỗng dưng phát hiện ra..."1 trời thi ca" nơi đây, trên mảnh đất "trọng dụng nhân tài" của nhà văn Xuân Đức
Trên..."mảnh đất tình người" Trúc Sơn Trang, ta nghe được bao điều tâm sự của thế hệ đi trước và cả thế hệ trẻ sau này
Ng ta nói "Trúc" là tượng trưng cho ng quân tử...
Giữa bao nhiêu bộn bề của cuộc sống đời thường, dường như tâm hồn ta k còn khoảng trống để thả hồn theo nh mộng mơ, ước vọng...lãng mạn của lứa tuổi hoa niên
Các văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ...thật là nh người tài năng thiên phú. Họ là nh người nghệ sĩ đích thực của cuộc đời. Họ biết cách để nói hộ nh tâm tư, cảm xúc...k thể nói lên bằng lời của ng khác...Và ng đọc sẽ cảm nhận nh gì họ truyền tải qua các tác phẩm của họ. Có ng cảm nhận thế này, có ng cảm nhận thế khác...Bởi vì tâm hồn con ng dường như là 1 "cõi vời vợi và sâu thẳm..."
Thiết nghĩ mỗi văn sĩ chính là...1 "Thượng đế" đã "thổi hồn" vào các nhân vật mà họ đã tạo nên dưới ngòi bút điêu luyện của mình. Họ cho nhân vật của họ 1 số phận, 1 cuộc đời...
Từ trái tim mình, ng viết đã truyền đến trái tim ng đọc biết bao trăn trở, nỗi niềm, suy tư...về hạnh phúc lẫn đắng cay...
Văn chương là nơi gặp gỡ của nh tâm hồn đồng điệu, dù cho thân phận mỗi ng có khác xa nhau, dù cho địa lý có cách xa ngàn phương...









  Gửi bởi: li - 01/06/2012

Trong "Jane Eyre", Charlotte Bronte đã mô tả về mối tương giao giữa những người sống:
"Rồi 1 buổi tối, tai tôi nghe thấy 1 giọng nói êm ái gọi thầm tên tôi...Giọng nói thân thiết ấy hình như đang than van: J! J! Tôi nhận ra ngay giọng nói ấy, chính là giọng ông R. mà...do 1 phép mầu nào đó...đã đến tìm tôi...Ông R. đang cần tôi...Tôi đây...Ông đang ở đâu...Tôi nghĩ đến giọng nói bí mật ấy..."

Nhận xét

Chia sẻ cho bạn bè

Bài viết liên quan