Friday, October 2, 2015

Thế giới của người ngoại cảm


Tác giả: Xuân Đức

Tặng Phan thị Bích Hằng- nhân xem phóng sự : Linh hồn Việt cộng

Không phải tôi nhìn thấy tất cả người âm
Như mỗi ngày chạm mặt với người trần thế
Bởi vì như thế
Tôi sẽ chẳng còn nhận ra ai.

Tôi sẽ chẳng gọi được tên ai
Giữa hỗn mang tam giới
Cũng chẳng thể nghe ai nói
Trong nhao nhao cô hồn...

Cũng như mỗi ngày ở dương gian
Tôi gặp ngổn ngang những khuôn mặt quen lạ
Mà như không nhìn thấy ai cả
Trước mặt chỉ là đám lá bay..

Tôi chỉ có thể nhận ra một người
Khi ít nhất có một người nhớ họ
Tôi chỉ có thể chỉ nơi người yên nghỉ
Khi ít nhất có một người dương thế thức chờ trông.

Đừng quá cậy vào tôi, hỡi tất cả người trần
Tôi không phải đấng vạn năng cứu thế
Người hãy tự cậy vào chính mình- đạo nghĩa
Khó nhất cuộc đời này là biết nghĩ về nhau.

28/7/2008

Đăng ngày 28/07/2008
Ý kiến về bài viết
  Gửi bởi: chaudonghuong - 28/07/2008

Tôi chỉ có thể nhận ra một người
Khi ít nhất có một người nhớ họ
Tôi chỉ có thể chỉ nơi người yên nghỉ
Khi ít nhất có một người dương thế thức chờ trông. 
Đừng quá cậy vào tôi, hỡi tất cả người trần
Tôi không phải đứng vạn năng cứu thế
Người hãy tự cậy vào chính mình- đạo nghĩa
Khó nhất cuộc đời này là biết nghĩ về nhau. 
hình như chú sai 1 lỗi. Đấng vạn năng thì đúng phải không chú? Bài thơ của chú hay quá - Cháu đã đọc về cô BH này rất nhiều và nhớ có lần cô ấy đã nói rằng: Linh hồn sẽ sống mãi nếu người sống vẫn nhớ đến họ. Cháu cũng đã xem LHVC- thật xúc động trước tấm lòng của người lính Mỹ. Xét cho cùng đứng trước hoàn cảnh ấy anh ta cũng không còn cách lựa chọn nào hơn bởi bản chất của chiến tranh là tàn khốc. Chính linh hồn của LS HNĐ cũng đã nhắn với thân nhân của anh là hãy tha thứ cho người lính Mỹ ấy và không được làm gì anh ấy. Có lẽ vì nhìn thấy được bản chất con người nên linh hồn LS HNĐ đã đi theo người lính Mỹ để rồi sau 39 năm mới quay về.
Chú có nghĩ vậy không?

  Gửi bởi: Xuân Đức - 28/07/2008

Quá đúng. Đúng cái thứ nhât là chú gõ máy... sai .Sửa ngay!
Đúng thứ hai là...cái chi tiết anh giải phóng chĩa lưỡi lê vào anh lính Mỹ. Câu chuyện đó nhắn gửi cả hai phía đó.

  Gửi bởi: Môn Sinh - 28/07/2008

Đừng quá cậy vào tôi, hỡi tất cả người trần
Tôi không phải đấng vạn năng cứu thế
Người hãy tự cậy vào chính mình- đạo nghĩa
Khó nhất cuộc đời này là biết nghĩ về nhau. 
___________________________________________
Nếu con người không còn tình cảm thì sẽ không còn gì !

  Gửi bởi: Xuân Đức - 28/07/2008

Môn sinh ơi, nói thì dễ nhưng làm lại rất khó, đúng không ? Con người ta sống mà biết nghĩ cho nhau thì cuộc đời này sẽ nhân ái vô cùng.
  Gửi bởi: chaudonghuong - 28/07/2008

Tính trung thực của nhà văn In E-mail
Người viết: Tô Nhuận Vỹ   
28/07/2008
Tô Nhuận Vỹ

 
Từ cuối tháng 6 /2008, trên mạng Internet, cùng lúc có những bài viết về nhiều nhà văn, nhà thơ ở Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Vàng Sao, Tô Nhuận Vỹ và ở Quảng Trị, Quảng Bình. Các bài viết được đăng tải trên các báo điện tử nước ngoài (hoặc sách in ra được các tờ báo đó đưa lên mạng), cả trên tờ báo của một tổ chức chống nhà nước Việt Nam cực đoan nhất. Và trên blog của một số nhà văn trong nước (được một số báo điện tử nước ngoài nối mạng sau đó). Mục đích khác nhau nhưng các bài đó, tạm xếp vào hai loại, có một điểm giống nhau: DỰNG ĐỨNG những sự kiện của cuộc đời và hoạt động của các nhà văn nhà thơ này.
Loại thứ nhất: Loại này công khai thái độ chống cộng cực đoan, bịa đặt một cách “đàng hoàng”, với cả sự “hãnh diện” không giấu diếm khi tạo ra, khi dựng đứng từ lý lịch cá nhân, từ quê quán, từ giọng nói, từ thời gian, từ hoạt động trong quá khứ… của đối tượng bị dựng đứng. Đó là Nhã Ca tiếp tục bịa đặt, dựng đứng về Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân về “vụ Mậu Thân” ở Huế (xem website http://www.nhandanvietnam.org/view.php?storyid=642). Đó là sự bịa đặt, dựng đứng về Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Vàng Sao trên website của cái gọi là Đảng Thăng Tiến khi họ chống loạt bài tôi trao đổi về nhà văn Việt Nam trong và ngoài nước cần hợp sức, cần đồng tâm góp phần vào hoạt động hoà giải hoà hợp dân tộc đăng trên talawas cuối năm 2007.

Thái độ chính trị có thể khác nhau, thậm chí chống đối nhau, nhưng sự bịa đặt, dựng đứng, không nói thành có, trắng nói ra đen, cho dù là ở lãnh vực chánh trị, về cá nhân con người, là quá chừng xa lạ với phẩm chất trung thực của người cầm bút.
Loại thứ hai: Những nhà văn này công khai và vui vẻ nhận rằng “thêm bớt cho sinh động thôi mà” khi viết bất cứ chân dung nào. Công khai, vui vẻ “bịa cho vui thôi mà” nên một suýt thành trăm, không nói thành có và thậm chí trắng biến thành đen. Họ không có ác ý nhưng hậu quả là cực kỳ ác đối với gia đình và xã hội mà “người bạn thân thiết” của họ đang sống. Bởi vì chuyện họ đem ra chế biến, làm xiếc bằng chữ nghĩa và tài hài hước sẵn có, toàn là chuyện liên quan tới phẩm chất và cuộc sống riêng tư của con người mà gần như những chuyện họ dựng đứng đều có thể kiện ra toà án dân sự. Khi gặp phản ứng thì họ cũng vui vẻ, chân thành nữa, nhận lỗi. Nhận lỗi nhiều lần. Nhưng ngay sau đó lại tiếp tục bịa chuyện một cách ngon lành, khiến người đọc ớ ra: a, cha ni hết khả năng trung thực rồi ư? Nếu quả thật tài năng biến báo và hài hước của họ không đem ra thi thố thì quá phí và quá ngứa ngáy trong người họ thì lẽ ra họ nên học dân Vĩnh Hoàng và dân Gabravo tự trào mình. Nhưng việc đó thì họ không bao giờ làm. Họ chỉ đùa cho vui trên đau buồn của người khác thôi.
Đó là một thói quen quá xa lạ với phẩm chất trung thực của một nhà văn.
Cả hai loại kể trên, dù mục đích khác nhau, đều là thói quen mà người Huế nói là THÓI QUEN VÔ HẬU.
© 2008 talawas
Cập nhật ( 28/07/2008 )
  Chú ơi! Cháu vừa đọc bài này trên mạng TN.com và gửi cho chú. Đã rất nhiều người phải đau đớn chứ không riêng mình chú mà suy cho cùng là do ai? Người viết đã vô liêm sỉ rồi nhưng những kẻ biết là dựng chuyện nói xấu, xúc phạm những bạn văn khác vẫn thích thú post lên mạng của mình cho thiên hạ đọc. Đó không phải là một sự vô tư hay chỉ hưởng ứng theo kiểu vui đùa. Trước đây cháu cũng hay vào những trang Web của nhiều nhà văn, nhà thơ có tiếng để đọc nhưng rồi càng ngày cháu càng cảm thấy ở một số người có chút tiếng tăm  này tư cách làm một con người bình thường của họ không xứng đáng nên thôi. Trước đây cháu cứ nghĩ  họ là nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ...chắc phải có tâm hồn nhạy cảm và nhân ái lắm cơ nhưng rồi qua những bài đọc gần đây cháu thấy rằng chaú đã sai và vô cùng thất vọng về họ. Đành rằng là trang Web cá nhân nhưng là người biết nghĩ, có tư cách đàng hoàng không ai ủng hộ và đi tiếp tay cho những kẻ giết người làm vui như vậy. Thật đáng hổ thẹn phải không chú?

  Gửi bởi: Xuân Đức - 28/07/2008

Cảm ơn cháu đã rất nhiệt tình và đồng cảm. Chú không những post lên đây mà còn đưa lên trang chủ nữa, để mợi người thấy cái bực mình của chú vừa qua có lí hay không. Thế mà vẫn có người nói rằng sự bực bõ đó là vô duyên đó.
( Mạng chỗ chú tuần này tệ quá, post một lời nhắn có khi mất hẳn một buổi )

  Gửi bởi: chaudonghuong - 29/07/2008

Chào chú! Hôm nay ở chú có điện không? (Sau câu chào nay là câu hỏi có điện không chứ không phải hỏi thăm sức khoẻ nữa đâu chú ạ bởi có điện là biết khoẻ rồi chú nhỉ?). Cháu đã đọc bài viết về bác TNV và cháu đoán chắc thế nào bác ấy cũng lên tiếng vì làm sao có thể im khi người ta viết vậy về mình. Đau nhất là vợ con và người thân của bác ấy. Sự tổn thương về tinh thần nó cứ âm ỉ và dai dẳng có khi suốt cả cuộc đời. Chú đừng cám ơn cháu bởi đó là điều mà cháu cần làm, nó cũng như "giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha" thôi chú ạ bởi biết sai mà vẫn im là tiếp tay cho cái xấu và tội ác. Người ta nói chú vô duyên bởi ai đó chưa phải là nạn nhân. Còn nếu họ là chú cháu  tin họ không dễ dàng tha thứ đâu chú ạ. Cuộc đời này vẫn thế. Chẳng ai muốn ai tốt hơn mình. Cháu đồng cảm và bảo vệ chú không phải vì cháu là đồng hương mà cháu nghĩ rằng thế hệ chúng cháu có trách nhiệm bảo vệ những giá trị tinh thần mà cha anh để lại. Người quê mình có câu "người mần răng vác khúc săng mần rứa", kẻ có cái tâm không tốt thì không thể viết nên những điều tốt đẹp về cuộc đời, về con người phải không hả chú?

Nhận xét

Chia sẻ cho bạn bè

Bài viết liên quan