Saturday, October 17, 2015

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI VIII-HỘI NVVN ( tiếp kì trước)

Tác giả: Xuân Đức

( Xin xem từ kì trước: Điều gì là  bất cập nhất trong mô hình tổ chức HNV...)
II- Những kiến nghị cải tổ về mô hình và cơ chế hoạt động của hội Nhà văn.
Những kiến nghị tôi nêu lên sau đây hoàn toàn không có gì là mới, nó rất thông thường đối với tất cả các tổ chức hội, loại hình tổ chức xã hội nghề nghiệp hay chính trị xã hội nghề nghiệp. Nhưng nó lại quá mới, thậm chí có thể có người cho rằng quá sốc đối với hội Nhà văn. Ví sao vậy? Là vì lâu nay hội ta đã đi quá xa tôn chỉ mục đích lập hội, khác lạ so với nhu cầu tự thân của một tổ chức nghề nghiệp và cũng sai lệch chủ trương tập họp lực lượng của Đảng ở các tổ chức hội.
        1) Hội cần mở rộng tối đa lực lượng hội viên. Tất cả những ai đã, đang và còn tiếp tục sáng tác VH, đã có một số thành tựu được khẳng định trong công chúng ( chứ không phải được khẳng định của một nhóm người xét duyệt) đều có quyền được đứng trong tổ chức hội.
         Muốn thực hiện được điều này, điều quan trọng nhất chính là thay đổi ngay lập tức quan niệm coi Hội là chốn riêng của những con người nổi tiếng.( Mà sự thật cái gọi là nổi tiếng cũng do chính số ít trong Hội tự phong hoặc tự ngộ nhận mà thôi). Hội là nơi tập họp của tất cả những ai đang hành nghề, đơn giản vậy thôi. Nó cũng như Hội nhà báo, hội Nghệ sĩ sân khấu vậy...Còn để tôn vinh những người nổi tiếng hay những người có nhiều cống hiến cho nền văn học Việt Nam, hoặc muốn xếp đẳng cấp cho đội ngũ này, Hội cần kiến nghị với nhà nước để có các hình thức vinh danh, ví dụ như danh hiệu Nhà văn nhân dân, Nhà văn ưu tú...Tóm lại, khái niệm hội viên cần hiểu đúng với bản chất của nó là chứng chỉ để chỉ thành viên của một tổ chức tập hợp chứ không phải là một danh hiệu tôn vinh.
         Không thể chấp nhận việc Đảng Nhà nước bỏ công sức ra lập nên một tổ chức nghề nghiệp với mục đích là tập hợp tất cả những ai đang làm nghề nhằm tạo nên một sức mạnh xã hội to lớn đống góp cho sự nghiệp phát triển đất nước, thì lại biến thành một tổ chức dành riêng cho những người tự cho mình có đẳng cấp cao trong văn đàn! Hãy nhìn qua phía Liên hiệp các hội Khoa học Kĩ thuật, Hội sử học v..v.. Chẳng ai lại như ta cả.Trong giới khoa học có vị là Viện sĩ, Bác học, Giáo sư, nhà khoa học đầu ngành, nhưng cũng rất nhiều người chỉ là những cán bộ nghiên cứu bình thường. Giới sử học cũng vậy. Tất cả họ đều được tập hợp vào tổ chức nghề nghiệp để giúp đỡ nhau cống hiến cho khoa học. Còn chuyện phân đẳng cấp thì đã có Nhà nước vinh danh bằng các học hàm, học vị và các hình thức tôn vinh khác.
        Xin hãy đọc lại điều lệ của Hội ta do chính chúng ta soạn ra và biểu quyết xem có tiêu chuẩn nào quy định phải là Nhà văn mức ưu tú mới được vào hội? Không có. Ngay tổ chức Đảng được coi là tổ chức cao nhất, có quy trình xem xét kết nạp khó khăn nhất, vì điều lệ Đảng quy định Đảng viên phải là những người ưu tú nhất trong quần chúng. Nhưng ưu tú là ưu tú so với quần chúng chứ không phải ưu tú so với nội bộ Đảng. Trong nội bộ Đảng, tầng lấp ưu tú nhất sẽ được bầu vào BCH TW hoặc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo đất nước. Còn đảng viên bình thường có thể chỉ làm người vệ sinh môi trường, lái xe hay gác cổng. Tổ chức Đảng mà thế, sao tổ chức nghề nghiệp nhà văn lại nhiêu khê đến vậy?
         Nói đến đây chắc sẽ có người kêu lên, chết cha, nếu thế này rồi đây có lẽ cả nước có tới mấy ngàn nhà văn, thật nguy khốn!!! Có gì mà nguy nhỉ? Dân tộc ta vốn dĩ là dân tộc của thi ca nhạc hoạ, nếu cả dân tộc đều làm thơ thì cũng rất vui, có hại ai đâu. Cả dân tộc làm thơ nhưng chẳng vì thế mà bỏ cuốc cày, buông tay súng. Chẳng phải chúng ta có Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Sống Hồng, Xuân Thuỷ, vừa là nhà chính trị xuất sắc vừa làm thơ? Còn nếu nói hội viên Hội Nhà văn phải là nhà văn chuyên nghiệp hiểu theo nghĩa không làm việc gì khác, chỉ làm và sống bằng nghề viết văn thì thử hỏi hiện tại trong số trên 800 hội viên Hội Nhà văn hiện nay được mấy người chuyên nghiệp đúng theo nghĩa ấy? Lại còn vấn đề này nữa. Lâu nay có cái bệnh sĩ, những ai được kết nạp vào hội Nhà văn thì mới tự coi mình là Nhà văn. Chúng ta đã hoà đồng khái niệm Hội viên với danh xưng Nhà văn. Trên thực tế, những người cầm bút khác họ không chịu thừa nhận điều đó. Hiện tại tất cả các tác giả văn học ở các hội địa phương đều được giới thiệu là Nhà văn. Chẳng có gì sai hết. Bác Hồ có vào hội đâu mà ta vẫn tôn vinh là Nhà thơ. Rồi những Tú Xương, Nguyễn Khuyến nữa, họ có đáng được gọi là Nhà thơ không? Nói ngay trong thế hệ chúng ta, nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn tình nguyện ra khỏi Hội Nhà văn nhưng ai dám tước đi danh xưng Nhà văn của cây bút tài hoa này. Như vậy rõ ràng việc khống chế kết nạp hội viên không hề làm giảm đi số lượng được gọi là Nhà văn trong toàn xã hội. Sáng tạo văn chương và hành nghề văn chương là quyền tự do của tất cả mọi người. Thực trạng trên đã vô tình đẻ ra khái niệm Nhà văn Trung ương và Nhà văn địa phương. Đôi lúc tôi tự hỏi, nhà văn Trung ương là nghĩa thế nào nhỉ? Nó vừa bi, vừa hài thậm chí có thể nói là lố bịch nữa.
        2) Cần trở lại đúng mô hình phổ biến của các tổ chức hội, đoàn trong xã hội.
       Đến đây sẽ có người cật vấn, Hội mà đông đến như thế thì sẽ sinh hoạt thế nào, đại hội thế nào, chia bo tài trợ thế nào? Câu hỏi này nó chỉ đúng với cái thực tế hiểu sai, làm sai lâu nay chứ hoàn toàn xa lạ với các cách thức hoạt động của các tổ chức hội thông thường khác.
       Hoạt động của một tổ chức hội, đoàn quan trọng nhất và chủ yếu nhất chính là ở các tổ chức cơ sở. Bất cứ Hội nào thì việc lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở hoạt động có hiệu quả chính là nhiệm vụ sống còn của Hội đó.
       Vì vậy, việc làm có tính cấp bách nhất mà cũng là then chốt nhất của nhiệm kì mới Hội Nhà văn là thành lập, kiện toàn và đưa vào điều lệ quy chế hoạt động các tổ chức cơ sở của Hội.
       Rút kinh nghiệm những năm qua, mà cũng thuận theo cơ chế chung của xã hội, cần bỏ ngay hình thức Liên chi hội khu vực, tập trung hình thành và củng cố Chi hội cấp tỉnh. Liên chi hội khu vực là thứ chân không dính đất, đầu không dính trời, là thứ con hoang không nơi nương tựa. Hiện tại rất nhiều tỉnh, thành phố đã có Chi hội Nhà văn Việt Nam. Ở những nới chưa có vì chưa đủ số lượng hội viên ( do quan niệm kết nạp trước đây) thì nay cần khẩn trương phát triển hội viên theo quan niệm mới như đã nói ở trên. Ví dụ ở Quảng Trị, hiện tại chỉ mới 3 hội viên, nhưng nếu quan niệm hội là tổ chức tập họp những người có nghề và đang làm nghề thì có thể có ngay vài chục hội viên hoàn toàn xứng đáng.
         Điều lệ Hội Nhà văn cần sửa đổi trong đó quy định về quyền hạn, trách nhiệm cũng như quy chế hoạt động của tổ chức cơ sở. Khi các tổ chức cơ sở của Hội mạnh, hoạt động theo một điều lệ thống nhất thì Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam chỉ là người đại diện cho tất cả các tổ chức Hội cơ sở. Có thể cơ cấu người đứng đầu các Chi hội, hoặc một số lượng Chi hội cơ sở nào đó vào BCH. Đương nhiên cần bầu thêm một số Uỷ viên thường trực để điều hành chung toàn hội. Nếu mô hình tổ chức được sửa theo hướng đó, tôi tin chắc sẽ không bao giờ có chuyện Đại hội chỉ bầu được 4-5 uỷ viên BCH. Và việc tổ chức Đại hội đại biểu gần như là chuyện đương nhiên không đến mức gấy nên sự bức xúc như hiện nay.
         3) Từ việc thay đổi quan niệm về Hội viên đến thay đổi mô hình tổ chức Hội, đương nhiên phải thay đổi cách thức điều hành khoản ngân sách do Nhà nước tài trợ. Lâu nay, khoản ngân sách này cũng được BCH hỗ trợ một phần cho các Nhà văn ( thông qua tiền đầu tư, mở trại sáng tác, hội thảo nghiệp vụ, giải thưởngv..v..) Tuy nhiên, nó vẫn chỉ quanh quẩn ở một số lượng nào đó có điều kiện. Đặc biệt những hoạt động lớn, tiêu biểu, tốn một lượng ngân sách lớn thì cũng chỉ những nhà văn ở chốn cung đình hoặc loanh quanh gần đó biết đến. Khoảng 2/3 hội viên ở vùng sâu, vùng xa hoàn toàn là kẻ ngoài cuộc. Một thí dụ rõ ràng nhất chính là việc tổ chức Hội nghị Quốc tê quảng bá Văn học VN hay tổ chức Ngày thơ Việt Nam.
         Khi có được mô hình và quy chế hoạt động mới, BCH cần có sự tính toán hỗ trợ đảm bảo cho các tổ chức cơ sở có thể hoạt động được.
        4) Kiến nghị cuối cùng là chuyện vượt ra ngoài khuôn khổ của Đại hội Hội Nhà văn, nhưng vì có liên quan nên tôi cũng nói luôn. Đó chính là nên cải tổ lại mô hình tổ chức của các Hội VN địa phương. Chuyện này đã không ít lần được xáo xới lên bàn luận nhưng chưa có hồi kết. Nhân đang nói đến tổ chức cơ sở Hội Nhà văn tại các tỉnh, tôi thấy rằng việc có mặt của một tổ chức hội cơ sở gắn với địa phương, chịu sự lãnh đạo của một địa phương cụ thể là cần thiết. Nếu không có sự lãnh đạo và đi kèm theo đó là sự hỗ trợ, tạo điều kiện hoạt động thì tổ chức đó sẽ rơi vào tình trạng bình chân không như kiểu các Liên chi hội trước đây. Tuy nhiên, nếu tất cả các hội chuyên ngành Trung ương đều có tổ chức cơ sở, mà muốn hoạt động thì lại phải có cơ quan, có kinh phí, có phương tiện, có người thường trực, vậy là đẻ ra bao nhiêu chuyện. Trong lúc đó tại các địa phương lại có một Hội Liên hiệp VHNT, cũng đầy đủ các chuyên ngành. Thế rồi đẻ ra mô hình, tổ chức trong tổ chức. Chi hội Nhà văn cùng nằm trong Phân hội Văn học. Chi hội Mỹ thuật TW lẫn trong phân hội Mỹ thuật của tỉnh...Hoặc ở các thành phố lớn hiện tồn tại mô hình: Chi hội Nhà văn Việt Nam bên cạnh Hội Nhà văn thành phố v..v..Từ đó mới có chuyện Hội viên trung ương nằm trong hội viên địa phương, nhà văn TW  bên cạnh Nhà văn địa phương...
        Theo cá nhân tôi, nếu tất cả các hội chuyên ngành TW đều thay đổi quan niệm về tổ chức mình theo tư duy như tôi đã trình bày thì vẫn tồn tại Hội Liên hiệp VHNT địa phương nhưng không không có hội viên địa phương nữa, mà là Liên hiệp các tổ chức cơ sở của các Hội chuyên ngành TW trên địa bàn. Đó chính là cánh tay nối dài ( hoặc là sự phân cấp quản lý) của Uỷ ban toàn quốc các Hội VHNT VN tới các địa phương. Nếu mô hình này được thực hiện sẽ không có sự xáo trộn, hững hụt gì ở các địa phương, nguồn ngân sách của địa phương tại trợ cho Hội địa phương vẫn như cũ, cơ quan, phương tiện vẫn như cũ, nhưng tất cả sẽ được khơi thông nguồn chảy, tránh được sự chồng chéo nhiều lúc đến vô lí ở các địa phương hiện nay.
        III- Thay lời kết
Trong một bút kí đăng trên tạp chí Cửa Việt và báo Văn nghệ, nhà văn tài hoa Đỗ Chu có bịa ra một câu chuyện đượm chất ngụ ngôn, đại ý như sau. Có một vị Hoàng đế muốn làm vui chốn cung đình nên ban bố chiếu chỉ tập họp một giàn nhạc hoà tấu. Suốt hàng tháng trời, không biết cơ man nào là nhạc công xếp hàng trước cửa Ngọ môn để được gọi vào dàn nhạc tập thể. Số lượng ngày một nhiều thêm và xem chừng không thể kết thúc. Nhưng rồi vị Hoàng đế ấy đột ngột băng hà, vị vua kế vị lại phát ra một mệnh lệnh ngược lại, chỉ tuyển chọn nhạc công solo, không chấp nhận giàn nhạc tập thể. Thế là dòng người xếp hàng trước cửa bỗng vơi dần, vơi dần và biến hết. Để nhấn thêm thâm ý của mình, Đỗ Chu bất ngờ buông ra câu hỏi: Giả sử đến một ngày nào đó, Hội Nhà văn ta cũng ban ra một lệnh như vậy thì tình hình sẽ ra sao?
        Câu chuyện thật hóm hỉnh và thâm thuý. Tuy nhiên, nó chỉ hay và sâu xa khi cái quan niệm Hội NV là chốn cung đình của tầng lớp Hoàng tộc, cái quan niệm đã đẻ ra do nhu cầu lịch sử những năm mà người cầm bút chỉ lác đác như sao buổi sớm, những năm mà quanh đi quẩn lại chỉ thấy vào ra ở ngôi nhà 65 Nguyên Du kia chỉ có Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng...và vài ba người nữa. Cái khung cảnh đó khiến bao nhiêu kẻ trẻ thơ như chúng tôi dài cổ trông vào, thèm thuồng đến rõ dãi..
         Không gian văn học ngày nay khác lắm rồi. Đội ngũ sáng tác và hoạt động văn học đã nở rộ mênh mang thì cái cách nghĩ cũ, cách nghĩ của vài người tự cho mình thuộc đẳng cấp đặc biệt, Hội Nhà văn là chốn cung đình đặc biệt, và cái danh Hội viên như là chứng chỉ Trạng nguyên văn chương xem ra không thể phù hợp nữa. Quá khứ không có gì sai. Trong quá khứ, Đảng cần lập ra Hội để tập họp lực lượng xây dựng nền văn học. Muốn lập Hội thì phải đi tìm, phải đãi cát tìm vàng, mà vàng thời đó quá hiếm. Cả nước chỉ tìm thấy vài chục người thì mặc nhiên họ là của quý, của sang được xã hội tôn vinh, ngưỡng vọng. Nhưng cho đến bây giờ mấy trăm con người may mắn được lọt vào chốn cung đình kia lại vẫn tự coi mình là kẻ sang, kẻ trên so với nhiều trăm người khác chưa lọt vào được thì thật là lố.Vì vậy, thưa nhà văn Đỗ Chu, theo tôi cái giả sử mà nhà văn đưa ra chính là vết sẹo của cách nghĩ đã làm sai lệch tính chất tập họp của hội. Đảng và Nhà nước cũng rất cần chọn ra những nhạc công solo, nhưng là ở cơ chế khác, chính sách và mô hình khác chứ không thể biến chức năng một hội nghề nghiệp thành trường thi và nơi phong cấp hàm trạng nguyên văn chương.

 Đăng ngày 03/03/2010
Ý kiến về bài viết
  Gửi bởi: Người Tâm huyết - 03/03/2010

Quá tuyệt! Nhưng mấy ổng có nghe hay không nhỉ???
Ví như ngày xưa nước việt ta chỉ có mấy cái ti vi. cả xóm một cái loa phóng thanh.  Nay nhà vài cái, một huyện mấy chục trường học, xe máy tràn phạch...  Một xã vài bác sỹ. Trước kia một huyện có vài đại học là oai lắm rồi. Nhưng nay ai học xong ắt phải qua con đường đại học, cao đẳng, chí ít là trung cấp... Nếu như các vị trên bộ giáo dục đào tạo và các hội khác cũng nghĩ như hội nhà văn thì ui ui.... 
        Hội nhà văn phát triển, đổi mới thêm về số lượng, chất lượng cũng là bắt kịp thời đại thôi.
Đãi cát tìm vàng không có nghĩa là xúc vàng (vì vàng đâu có sẵn). Muốn nhiều vàng thì phải hót nhiều cát, đãi nhiều.      
       Khác là nhè chổ có hàm lượng vàng cao mà hót.
Tạo điều kiện cho lớp trẻ phát triển, đa dạng nền văn học nước nhà là quá tốt .(Tất cả đổi mới, cớ sao hVHNT lại chịu tụt hậu mà tự phong mình là những người nhiều chữ nhất, nổi tiếng nhỉ!!!)Nổi tiếng hay không là việc của đọc giả, công chúng.
       Như Nguyễn Du , Nam Cao... chẳng hạn. Chả có ai phát hành, quảng cáo, tuyên truyền ... mà đọc giả hàng ngàn thế hệ tìm sách mua đọc. Vậy hãy đem công cuộc đổi mới vào văn học đi. Mấy ông không chịu đổi mới đến khi mấy ông về với  suối vàng chắc chắn lớp trẻ lên nó sẽ đổi mới. Có điều nó sẽ chê các cụ Bảo thủ, tự Kiêu! He he...

  Gửi bởi: Việt Nhân - 03/03/2010

<!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:Verdana; panose-1:2 11 6 4 3 5 4 4 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:536871559 0 0 0 415 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} p {mso-margin-top-alt:auto; margin-right:0cm; mso-margin-bottom-alt:auto; margin-left:0cm; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->
"Tiến tới ĐH..."của NV Xuân Đức đăng hai kỳ ở báo mạng nhà là một sự kiện tư duy của người trong cuộc về những thành tố nền móng cho sự phát triển và tương lai của HNVVN trước thềm Đại hội .Đây không chỉ là ngọn gió mà còn là một chất cấu trúc của bánh lái cho con thuyền Hội nhà văn VN không chìm trên đường về bến.Nếu "các ông bầu" hội NVVN không thèm nghe loại ý kiến như thế này thì họ thực sự là người không thể tát cạn nước cho  con thuyền HNVVN sắp đắm.Chưa có một tổ chức hội hè nào có những người điều hành vĩ đại như thế.Ban thơ,Ban văn xuôi,mỗi ban 9-10 người gì đó mà mỗi kỳ xét kết nạp hội viên,họ đọc mấy trăm cuốn sách liền.Con số của BCH cung cấp khoảng 500 lá đơn ,tức là mỗi lần/ năm, xét ,mỗi Ban đoc ngót nghét 250cuốn sách để xem tác giả nào lọt được mắt xanh của các vị.Họ làm việc ngoài sức tưởng tượng của những người chăm chỉ và có lương tri.Thực tế họ không đọc một cuốn nào cả,nhưng đánh giá tác phẩm họ chưa bao giờ đọc rất tốt với những ai họ cho lọt qua cửa ải.Ông Vũ QUần Phương giữ chức cao nhất trong nền thơ đương đại Việt Nam nói bằng giấy trắng mực đen rằng thơ những người không quen gửi đến tặng ông nhiều vô kể để trong góc phòng từng đống còn nguyên giấy bọc của Bưu điện.Vài năm tới ông sẽ "tự thanh lý"Tôi đồ rằng trong số sách đó có rất nhiều tác phẩm viết trong sự nghèo khổ,viết bằng mồ hôi nước mắt và máu của những tác giả xin vào Hội NVVN. Không thể nói hết  chuyện của "một vương triều văn chương" cũ nát trong dòng chaỷ của xã hội Việt Nam hiện đại.Tôi đề nghị những người còn lương tri trong bộ máy công kềnh vô hiệu quả lắng nghe ý kiến của nhà văn Xuân Đức và những ý kiến xây dựng khác để CON TÀU Hội NVVN cặp bến văn chương,ít ra cũng không trôi lênh đênh trong tình trạng cũ nát như hiện nay.

  Gửi bởi: Người ngoài "Chăn" - 03/03/2010

Bài viết của TRang Chủ thật sâu sắc và rất cần thiết cho bộ máy và sự lớn lên của nền văn học nước nhà.Cái hiếm thì quý là do sự vận đông khách quan của tự nhiên và xã hội chứ không phải nhờ chủ quan tắc trách của cá nhân.Kiến nghị của NV Xuân Đức rất hợp lý không thể dẫn đến tình trạng xét kết nạp HV dễ dải.Xét kết nạp vào tổ chức nào cũng phải căn cứ vào tiêu chuấn mới chính xác được{mà cũng tương đối thôi}Đát nước đổi mới gần 25 năm rồi mà các ông quan Hội NVVN vẫn giữ cái tiêu chuẩn đã ố vàng và khi xét người ta chẳng ngó ngàng đến nó.Cho nên phải dựa vào  tiêu chuẩn ảo thôi.Tôi đề nghị những người trong "chăn" và ngoài "chăn" góp ý kiến thật hữu ích cho Đại hội NVVN sắp tới.

  Gửi bởi: Người Tâm Huyêt. - 05/03/2010

Lão Trang, Việt Nhân không đề cập lý do vì sao đọc giả lớp trẻ quay lưng lại với văn hoc nói chung, thơ nói riếng.
Một người bạn của tôi cũng là bạn của Lão trang có hỏi:
"Vì Sao Ông Xuân Đức lại cho mục góp ý để tên lung tung. không có địa chỉ cụ thể thế nhỉ?"
Ban đầu tôi cũng thắc mắc như vậy, nhưng rồi sau này tôi chợt hiểu ra: chính vì Trang lão muốn dân chủ, không cần biết người góp ý là ai, miễn là đúng, hay là ông ta chấp nhận. Thậm chí còn đưa lên trang chính.
Vấn đề là : không nể mặt nhau nên dễ nói thẳng, nói thật.
Hiện giờ, các nhà xuất bản mỗi lần xuất bản chỉ in 1000 cuốn thôi. Nhưng thơ Ông Khoa thì không có một chữ Yêu nào vẫn tái bản tới 25 lân ( chưa kể sách tặng cũng hàng chục ngàn người hâm mộ) Ví như "Người không mang Họ", "Cửa Gió" "Thời xa vắng"  nếu tái bản là hết ngay vì ai cũng mong có nó trong tay tác phẩm đó.
Mà những tác phẩm đó đâu có sex, tình yêu bi lụy gì đâu. Vì tác giả viết nhằm vào bạn đọc là công chúng....
Gần đây có một số mạng tổ chức: Nếu bài hay nhiều người đọc thì sẽ được mua bản quyền, xuất bản thành sách như "Phải lây người như anh." của Trần Thu Trang.
Nhưng một số tờ báo, tạp chí văn học của địa phương.
Ban biên tập lại sử dụng như một công cụ riêng của mình để làm ăn. nịnh ai đó... Tán "Cụt đọt" rất nhiều bài thơ, văn quá kém chất lượng. Nói điều mà đọc giả đã biết, viết những điều mà ai cũng viết được. (Vì tế nhị nên ai tự kiểm điểm tôi không nêu tác phẩm tác giả.)
Một số nhà văn, nhà thơ có cái gu nghe nói ai đó bắt đầu viết, thì bảo họ gửi bài vào mình xem xét, biên tập giúp cho. Nhưng cuối cùng cũng vứt xó. Vợ con họ đem làm việc (không nên nói).
Thế rồi... hễ ai đến nhà chơi, cứ chỉ vào đống giấy A4 bảo :"Họ nhờ tôi đọc và biên tập giúp, mà nhiều quá không làm xuể!"
Có người lại có thói quen đọc tác phẩm của mình và người đã nổi tiếng, người chưa có tiếng. ngang tầm không quan tâm. Và ép người khác nghe thơ mình Hi hi.
Có người viết chỉ đăng được ở những tờ báo lớn. Nhưng khi gửi bài cho những tờ báo nhỏ, tạp chí, báo dịa phương thì bị đánh giá là: chưa đạt
BBT không hiểu cho : Những người chăm viết chính là những người chăm đọc. BBT làm như vậy đã vô tình đã dập tắt một niềm đam mê lành mạnh.
Trong làng văn Việt nam, chỉ mỗi "Tạp chí văn nghệ quân đội" là nếu bạn gửi bài tới dù hay, dù dỡ đều có hồi âm.
"Vì sao bài không đăng được, dỡ chổ nào, hay chổ nào..."
 Để người viết biết sửa chữa, ngày càng tiến bộ hơn.
Còn lại gửi đi thì có, mà không hồi âm. Thậm chí chỉ nhận được vài dòng chữ lằng ngoàng như giun dế đang bò trên mail. (Không lẽ cả tờ báo không có một ai dịch những dòng chữ đó ra tiếng Việt được, cài đặt lại, hồi âm cho người gửi sao!)
Người ta cũng không cần biết rằng: bài cuả người gửi không cần đăng, mà cần những nhận xét góp ý. Đó là điều cơ bản, cần thiết nhất của những người hâm mộ văn học nói chung, thơ nói riêng.
Thông thường lớp đi trước phát hiện bồi dưỡng cho thế hệ đi sau kế cận, phát triển. Nhưng ... một số trang tạp chí, báo văn học. BBT chỉ tập trung phát hiện ai "Lỡ thì" hoặc ai có chức quyền, địa vị, tiền ...để bồi dưỡng mà thôi.
Chính những lý do trên đã góp phần giúp cho đọc giả quay lưng với văn học. vì quá thiếu thực tế, thiếu nghệ thuật. Thiếu công bằng

  Gửi bởi: Việt Nhân - 05/03/2010

Ông (Bà) Người Tâm Huyết đặt câu hỏi cũng khá thú vị: "Vì sao..." Có thể đây là nội dung kiến nghị thứ 5 ngoài 4 kiến nghị của nhà văn XĐ chăng? Vấn đề này thông tin rất phong phú  dù chưa thật đủ trong rất nhiều bài viết gần đây. Theo tôi (Việt Nhân ) để trả lời câu hỏi của Ô (B): "vì sao..." cần nêu mấy điểm sau: -Nền văn học đương đại Việt Nam chưa có cuộc cách mạng xẩy ra,mới chỉ có những yếu tố thôi. Trong các yếu tố thành tựu thì văn xuôi có nhiều tác phẩm được bạn đọc trẻ "không quay lưng" hơn. Không phải người ta thích tác phẩm đó thuộc trường phái gì mà vì nó HAY. Nhưng vẫn chưa có tác phẩm "Đỉnh cao". Còn muốn biết THƠ có HAY không thì đến nhà Chủ tịch Hội đồng thơ Hội NVVN sẽ rõ. Có thể nói rằng quá nhiều tập thơ và văn xuôi dở đến mức không chịu nổi, phần do bắt chước các trường phái phương Tây, có trường phái người Tây đã loại ra khỏi lịch sử sáng tác của họ từ lâu, nhưng tác giả "tân Kỳ "người Việt "nuốt "vào và không sao "tiêu hóa" được để rồi "nhả" ra các "đứa con tinh thần"làm khổ độc giả đương đại. Trong các giải văn chương mấy năm gần đây có một số tác phẩm HAY thật sự chứ không phải do "bốc thơm".. Nhưng có cuốn được giải còn dở hơn nhiều cuốn không được vào chung kết. -Còn về phía người đọc trẻ như Ô (B) nói thì có thể họ quay lưng vì sách dở cũng có thể họ chưa có căn cứ để thẩm định, không trách họ được vì các quan Giám khảo văn chương còn không có căn  cứ nữa là! Có thể nói văn chương Việt đang trong thời kỳ "HỖN MANG HIỆN ĐẠI". Mặt khác người đọc trẻ có thể bị cuốn hút vào các loại hình nghệ thuật hấp dẫn đến mê hoặc khác. Điều nữa hơi làm chạnh lòng người đọc trẻ là họ không mấy quan tâm đến văn học, một loại hàng hóa giá rẻ mạt không hương vị, không rán lên ăn được và không có tương lai! Tôi và nhiều người tin vững chắc rằng: sẽ có sự thay đổi về chất của nền văn học Việt Nam hiện nay. Như thế sẽ có tác phẩm HAY, xuất hiện TÁC PHẨM ĐỈNH CAO, và người đọc nói chung và bạn đọc trẻ không còn quay lưng với văn chương đương đại VN nữa (có quá lạc quan không nhỉ?) Chúc Người Tâm Huyết khỏe, hạnh phúc, ngày càng thêm tâm huyết.
  Gửi bởi: Bạn đọc trẻ - 05/03/2010

" có ở trong chăn mới biết chăn có Rận" Tuy nhiên , những "con Rận" trong "chăn" Hội Nhà văn thì chẵng cần phải ở  mới biết, mà nhìn đã thấy.
Bác Xuân Đức cần phải công bố bài viết này không chỉ trên Web mà nên gửi tới các thành viên của cái Vương Triều ấy(Con cam đoan rằng các vị quan này không biết mô tê chi đến mạng).

  Gửi bởi: Trần Xuân An - 06/03/2010

Cảm ơn ông NgV., một người đọc quý mến, đã cho tôi biết, trong bài biết mới, với nhan đề “Tiến tới Đại hội VIII Hội Nhà văn Việt Nam”, nhà văn Xuân Đức có sử dụng ý tưởng của tôi (Trần Xuân An), vốn đã viết trong bài Góp thêm lời bàn luận: Chuẩn và quyền vào hội nhà văn”:



Xin trả lời như sau:

Chắc nhà văn Xuân Đức đã thu thập ý kiến của văn nghệ sĩ đang sống trong tỉnh hay ở xa nhưng có quê gốc Quảng Trị để hình thành tham luận (có tính chất báo cáo) của ông ấy, vì chắc chắn nhà văn Xuân Đức sẽ là đại biểu tham dự Đại hội Hội Nhà văn lần VIII sắp diễn ra trong năm nay (2010). Như vậy, điều phải ghi nhận trước tiên là nhà văn Xuân Đức đã biết lắng nghe anh em văn nghệ sĩ để trình lên Đại hội. Có điều, hẳn là nhà văn Xuân Đức đang bận nên quên mất việc ghi nguồn (xuất xứ) ý tưởng mà ông thu thập được.

Nhân đây, xin nhấn mạnh đến vấn đề bản quyền, mà bât kì người sáng tạo nào cũng quan tâm. Tôi nhắc như vậy, chắc nhà văn Xuân Đức, một nhà sáng tạo, cũng rất vui, vì ông cũng sợ ý tưởng của ông bị “mượn” (mượn nhưng không ghi xuất xứ!).

Một lần nữa xin cảm ơn người đọc quý mến NgV.

Trân trọng,
TXA.

  Gửi bởi: Q.A.T - 07/03/2010

Hơ hơ...Vậy là khỏi lo Lão Trang đơn thương đoc mã  khi đưa ra ý kiến này rồi. Dù là bài của ai thì ít ra khẳng định lên một điều rằng: Trong hội các nhà văn Việt Nam, rất rất nhiêu người đã nhận ra nững bất cập vốn tồn tại bấy lâu nay. Hơ Hơ Wink
  Gửi bởi: Trần Xuân An - 07/03/2010

Xin được phép hoan hô nhà văn Xuân Đức, người đại biểuđúng nghĩa của anh em văn nghệ sĩ Quảng Trị (hiện ở quê nhà hay ở xa quê, tham gia hội nhà văn địa phương khác). Đại biểu tham dự Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam mà khônglắng nghe, thu thập ý kiến của anh em văn nghệ sĩ (đâu phải chỉ đại biểu của 3 hội viên "trung ương") thì sao lại gọi là đại biểu được!

  Gửi bởi: Việt Nhân - 07/03/2010

Quả thật có ý tưởng các loại danh hiệu (NVND,NVUT) của Ô. Trãn Xuân An mà NV  Xuân Đức có nêu ra trong bài viết.Danh hiệu này tôi đã trao đổi trong mấy ý kiến giao lưu cách đây chưa lâu.Tôi nghĩ rằng NÓ là "Ý tưởng "còn rất lâu n,nếu không nói là mãi mãi...Nếu ý tưởng này thành hiện thực thì ta sẽ có:Nhạc sí ƯT nhạc sĩ sĩ ND,Họa sĩ UT,HS ND Nhiếp ảnh gia UT, NAG ND,Nghiên cứu gia UT,NCG ND,Nhà phê bịnh UT NPB ND,Nhà dịch thuật UT NDT ND...Đây là những "võ chuối"sẽ làm cho các loại tư duy sáng tạo ngã chỏng quèo, nếu nó thành các danh hiệu được tôn vinh.Tôi thấy cần chú ý trọng tâm bài viết của NV Xuân Đức vừa rồi. Còn những chuyện khác thì để dịp sau Chúc các NV từ trung ương đến địa phương khỏe để áng tạo.
  Gửi bởi: Con - 08/03/2010

*Con thấy bức thư hay hay gửi chia sẻ với bạn đọc Trúc sơn Trang như món quà nhân ngày 8/3 cậu nhé
Chồng ơi, em sẽ tìm một người tình!

Mơ ước thầm kín của nhiều người phụ nữ muốn được “bình đẳng” như đàn ông được nhà văn Võ Thị Hảo thể hiện qua một bức thư viết thuê. Nhà văn Võ Thị Hảo tiết lộ, phí trả cho bức thư là một lọ kẹo sô-cô-la. Màdịch vụ này đang rất rộn ràng…
Chồng của em ơi,

Anh nói rằng 8/3 là ngày mà mọi “giống cái” đều được tôn vinh. Nếu đi mua cua, mà thấy cua nữ thì cũng thả ra. Chúa, Trời, Phật, thánh Ala, và kể cả thần cây đa, cây gạo, cây đề, cây bồ hòn cũng đều ban phúc lành cho đám đàn bà.

Vậy thì em nhân ngày ấy mà gửi thư này cho anh, để thổ lộ cùng anh một điều em vẫn chôn giấu trong lòng lâu nay. Em đã định giữ kín cho riêng mình. Sống để dạ chết mang đi. Nhưng anh biết không, khi ta chôn giấu một điều bí mật, thì đồng thời cũng như mang một mầm bệnh. Chưa kể là những ý nghĩ của em cứ lăm le chực biến thành chương trình hành động. Anh vẫn nói tư tưởng đi trước một bước, là kim chỉ nam cho hành động.

Hãy nghe em này anh. Trước khi đặt bức thư này lên bàn anh, em đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Tất cả những vật thể có thể bay được trong căn phòng của anh, em đều đã di dời chúng xa anh. Mà anh đừng tạo thêm ra vật thể bay nào, vì anh là một tấm gương lớn đối với em.

Người ta nói “gần đèn thì rạng”. Em gần anh lâu ngày, nên nhất cử nhất động em đều có học ở anh. Hãy nghe em nói anh nhé. Vì em cần thổ lộ cùng anh, để có thể kiêu hãnh rằng em là một người vợ trung thực. Ta đã thề ngày yêu nhau là trung thực và cùng nhau đi đến hết cuộc đời. Chỉ có cái chết mới chia lìa chúng ta mà.


“Em không thể bỏ anh được vì chúng ta có hai con. Nhà ta đẹp, chia đôi cũng phí. Vả lại hình như em vẫn yêu anh


Anh ơi, tạm thời, em có mười điều để kể cùng anh:

1. Em đã từng lên giường với ba người đàn ông khác trước khi gặp anh rồi ta cưới nhau.

2. Trong khi ân ái cùng anh, em vẫn ngoại tình trong tâm tưởng. Em nghĩ đến một “hoàng tử cưỡi ngựa trắng”.
Anh thấy em nồng nàn. Anh gọi em là người đàn bà nóng bỏng và quyến rũ nhất trên đời. Vâng. Em rất vui khi anh gọi em như thế. Nhưng để nóng bỏng và dâng hiến cho anh được trọn vẹn, em luôn mơ về “hoàng tử cưỡi ngựa trắng” - một người đàn ông đến từ đường chân trời, ga lăng, hào phóng, đẹp đẽ, sẵn sàng nhảy vào lửa vì em.
Em có quyền mơ không nhỉ?

3. Em đã có lúc sợ hãi mùi vị trong miệng anh, khi anh trở về nồng nặc hơi men và mùi son phấn của ai đó.
4. Em đã đôi lúc nghĩ rằng giá như mình không lấy chồng có phải hay hơn không. Thế mà cuối cùng, em vẫn ở với anh.
5. Em đã từng nghĩ: lão này thật “kẹo” khi anh cáu bẳn vì chiếc áo em mua hoặc anh không đưa tiền lương cho em.
6. Em đã từng nghĩ: ta sẽ bỏ đi, vì anh ấy khoác lác quá và trên đời với anh ấy chỉ có bóng đá mà thôi. Ôi ta là một công chúa. Ta đã cưới một anh chàng trí thức, chứ không phải một anh chàng có ước mơ chật hẹp đơn giản đến như thế này.
7. Em thấy anh nhiều lần đi vào quán bia ôm, karaoke ôm vân vân và những chỗ có thể thoải mái ôm. Em nhiều lần biết rằng anh và đám bạn anh nói thác rằng đi công tác ở Đồ sơn và Quất Lâm và nhiều nơi khác. Thực ra đó chỉ là cái cớ. Thực ra đó là những hành trình đi vào “lầu xanh”. Đi tập thể. Trong đó các anh cổ vũ nhau và đó là đề tài sôi nổi bất tận của các anh sau đề tài bóng đá. Về việc này, em có thể bắt chước bọ Quảng Bình mà nói: “Bọ biết mà bọ cứ mần thinh”.
8. Em cũng biết rằng hễ anh đi công tác ra khỏi nhà là tại các khách sạn nhà nghỉ đều có dịch vụ ôm ấp qua đêm. Các anh gọi đó là đi “vệ sinh”, như ăn một miếng bánh, uống một cốc nước. Anh nhìn đám phụ nữ ngày nay qua cái nhìn như thế. Khinh thường ra mặt. Anh đã “bo” cho em - vợ anh - 50 ngàn đồng, trong một cơn ngà ngà say vì anh tưởng em là cave.
9. Em không thể bỏ anh được vì chúng ta có hai con. Nhà ta đẹp, cắt đôi cũng phí. Vả lại hình như em vẫn yêu anh, mặc dù trong lòng em, anh “mười phần xuân đã gầy năm sáu phần”.
10. Em cũng không thể bỏ anh được vì em nhìn ra ngoài kia, bạn anh cũng thế cả. Đến em trai và chú bác của anh, của em cũng thế. Vậy bỏ anh em biết lấy ai bây giờ. Lấy đâu ra đôi vai sạch cho em gối mái đầu tội nghiệp đây?
Vì thế, anh yêu ơi, em phải có giải pháp để khỏi bùng nổ làm tan cửa nát nhà. Nhiều khi em cũng muốn biến mọi đồ đạc trong nhà chúng ta, và cả em nữa, thành vật thể bay.
Một chương trình hành động mạnh mẽ trong lòng đang thôi thúc em:

- Em sẽ tìm kiếm một số người tình. Trước mắt là một. Người dễ thương, ga lăng, dịu dàng với em. Sẵn có ngay tại công sở. Dễ lắm. Trưa chúng em làm việc xong, rủ nhau vào nhà nghỉ, cùng ăn trưa trên giường, sau khi đã có những lời lãng mạn. Vợ anh ta đẹp. Em cũng đẹp chứ bộ. Thì vợ anh ta gánh những sự khó chịu và vấn đề cơm áo khi anh ta về nhà. Em chỉ hưởng thụ lúc anh ta dễ thương mà thôi. Anh vẫn làm thế. Thiên hạ vẫn làm thế lâu nay mà.

- Thỉnh thoảng em sẽ đi công tác xa. Gần thì phía Bắc. Xa hơn thì phía Nam. Biên cương hải đảo đều tốt. Xa nữa thì Trung Quốc rồi Tây rồi Nhật. Khung cảnh lạ mà có người tình mới, có thể gặp bất cứ lúc nào, thì đấy mới gọi là biết đón nhận những quà tặng bất ngờ từ cuộc sống. Không nếm trải, hoá ra chết đi chẳng bằng con trâu cứ tha thẩn bên ba tấc ruộng, cả đời chẳng biết hút một điếu thuốc lào hay sao?!
- Em còn khá nhiều giải pháp để tự cứu đời mình và cuộc hôn nhân của chúng ta. Em có thể lén lút. Nhưng suy cho cùng, kẻ giấu giếm là kẻ vừa khổ vừa hèn. Cuối cùng cũng sẽ lộ ra. Cũng như anh ấy, anh cứ tưởng anh giỏi về nghệ thuật “giương đông kích tây” lắm nhưng rốt cuộc anh làm gì thì em không muốn cũng phải biết. Thà em cứ nói trước rồi đàng hoàng làm còn hơn.

Em cam kết rằng cuộc hôn nhân của chúng ta là bền vững. Vì giờ đây chúng ta sống bằng nghĩa vụ và vì con cái. Dại gì tốn tiền đám cưới lại tốn tiền cho án phí ly hôn.

Vả lại, dù thế nào em vẫn yêu anh.

Trả lời em đi anh. Nhân ngày 8/3. Và ơn Chúa và Phật và thánh A la, thần cây đa ma cây gạo cú cáo cây đề, mong rằng vì cái Ngày Đàn bà này mà anh công bằng với em, ủng hộ em đây.

Yêu anh, người đàn ông mà em không bao giờ rời bỏ.
Võ Thị Hảo
Theo Bee
Theo afamily.vn






  Gửi bởi: Nico - 09/03/2010

He,he...Con vừ đi Hà lội về Lão ơi. Số là ngày 7/3 con đang chuẩn bị áo váy để đi ra đi vào thì Xếp gọi ra Hà Lội gấp. Trong bụng bực lắm vì đi thế thì 8/3 mần răng mà đi vào đi ra được nhưng lệnh xếp là cấm cãi nên con xách bị lên đường. Chuyện ấn tượng nhất mà con muốn kể Lão nghe là chuyến taxi bão táp. Sáng 8/3 con tranh thủ đi dạo phố trước lúc ra sân bay nên con gọi 1 chiếc taxi HN. Lái xe là một anh chàng có ria mép bảnh trai nhưng nói chuyện thì ngọng níu ngọng nô. Cũng đoạn đường đó ngày thường con về đến ks chỉ hết 60.000đ thế mà lần này hết 125.000đ rồi mà chưa thấy ks mô.Con liếc liếc thấy anh chàng này vừa chạy vừa xem bản đồ. Con thỏ thẻ: anh ơi, anh không rành đường hả? đến lúc này anh chàng mới thú nhận là nhà anh ở quê, anh mới nên Hà     Lội nên không biết đường. Trời đất ! Con nói rứa thì thôi cho em xuống chứ tiền nhiều như ri thì lương còm em sao chịu thấu. Anh ta bảo sắp đến rồi. Cứ yên tâm. Đến đường Bùi Thị Xuân là đường 1 chiều thế mà anh chàng phóng vèo vèo chiều ngược lại làm con hồn vía lên mây . May mà không có bác công an mô nên thoát thân. Ra đến phố Lò Đúc thấy bác Trần Nhương bằng xương bằng thịt hẳn hoi chứ không phải Nhương còm đang tản bộ trên vỉa hè, áo khoác đen, vừa đi vừa xỉa răng... Mừng quýnh, con quay cửa xe và la lên: Anh Nhương, anh Nhương còm ơi...cứu em nhưng xe chạy quá nhanh, phố đông nên bác hổng nghe. Tức anh ách nhưng đành chịu. Đến lúc về tới ks anh tài xế mới tủm tỉm: Thấy chưa, anh đưa em về đến ks ngon lành chứ bác Nhương còm kia thì đưa sao được mà kêu cứu. À, em người mô mà nhát gan rứa hè? Lần sau đi taxi là cứ ngồi im. anh chạy ngược chiều kệ anh. Anh ngồi trước chưa chết thì em lo chi mà sợ rứa. Hơ hơ...
Chu cha ơi, con lạy Xếp lần sau đừng bắt con đi Hà Lội nữa.

  Gửi bởi: Thiên Sứ - 15/03/2010

HNV VN thực chất bây giờ chỉ còn lại cái danh hão.Người đủ tài mà không có tiền,không có quan hệ không thể vào được.Người có liêm sỉ càng không muốn vào.Huy Đức muốn kết nạp nhiều hội viên ư khó lắm.Mật có thế ruồi nhiều để ruồi sống sao nổi?
  Gửi bởi: Đât Vĩnh - 16/03/2010

Có nhà giáo ưu tú , thầy thuốc ưu tú, nghệ sỹ ưu tú và nhân dân... Cớ sao lại không có nhà văn nhà thơ ưu tú nhỉ?
 Nhà giáo đào tạo cho đất nước nhưng mầm non, thầy thuốc chữa bệnh cứu người. Nhà văn nhà thơ tham gia xay dựng đất nước trong mọi thời đại mọi lĩnh vực. Còn ghi lại dấu ấn lịch sử của từng giai đoạn, Nếu những anh hùng liệt sỹ, nhà lãnh đạo tài ba, gương chiến đấu sản xuất giỏi ... không có những nhà văn, nhà thơ nhà báo. hỏi đời sau - mà không cần đời sau -  thời hiện tại ai biét đến không?
 Kẻ cả biên soan lịch sử, địa lý, biên dịch, triết học... cũng cần văn chương cơ mà.
Cho nên danh hiệu nhà văn, nhà thơ ưu tú, nd là cần thiết

  Gửi bởi: Nhà Thơ - 19/03/2010





Hỏi : "Điều kiện để được coi là Nhà văn,Nhà thơ,Nhạc sĩ"?Nhà thơ:Trả lời câu hỏi của : ngọc gởi qua thư email!
Nếu bạn đang ở trên lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, người nào muốn trở thành "danh chính ngôn thuận",được người ta gọi Nhà Văn,Nhà Thơ,Nhạc sĩ...trong các cuộc hội họp,hội thảo...in danh thiếp tên của mình có kèm theo vài chữ "Nhà thơ-Nhà văn-Nhạc sĩ...Hội viên:Hội Nhà Văn..."- Thành phố hoặc Tỉnh nào đó...thì đầu tiên:
1, Người đó phải có tác phẩm in thành sách, anbum nhạc có giấy phép của Nhà nước cho xuất bản và phát hành...(bán,cho,tặng...công khai).Nếu là Thơ,ít nhất một tập phải trên 25 bài thơ.(tác giả phải tự đi liên hệ xin giấy phép,bỏ tiền túi ra in,xuất bản thơ,văn,nhạc, của mình.Tùy theo túi tiền của tác giả,in sang trọng, đẹp,bình dân,chất lượng tác phẩm giữ nguyên( Tất nhiên,phải qua kiểm duyệt phù hợp với sự quản lý của nhà  nước...khoảng từ 200 usd đến khoảng vài chục ngàn dola Mỹ).
2, Nhờ cậy hai người đã là Hội viên Hội Nhà Văn hoặc Hội Nhạc Sĩ của địa phương mình hoặc của Trung ương,giới thiệu ,ký vào "Đơn Xin Vào Hội..." của mình.(Hội đồng họp lại,sẽ xét duyệt..."cho vào" hay "không cho vào" còn tùy thuộc vào nhóm người "Ban chấp hành " của Hội này!
- Nếu được kết nạp vô Hội,bạn sẽ được "chính thức" người ta- các cán bộ Hội,MC gọi bạn là Nhà Văn,Nhà Thơ trong các cuộc họp và giao lưu nơi công cộng,nếu không,họ phân biệt rất rạch ròi trong cách gọi...họ sẽ gọi bạn là " cây bút","cộng tác viên","nhà văn,nhà thơ không chuyên"...( thật là buồn cười...).Họ không cần biết bạn có tài hay không...họ không cần quan tâm tác phẩm của bạn rất hay...đã nổi tiếng trong quần chúng!Họ chỉ cần biết bạn đã có một tập sách,thơ trình làng và đã viết đơn xin vô Hội Nhà Văn của họ chưa mà thôi...
      Trở về câu bạn hỏi ở trên,Thu Lan thấy không cần thiết phải bon chen vào Hội này Hội này Hội kia...Nếu có năng khiếu viết thì cứ viết cho chính mình trước đã,không gì hay bằng những cảm xúc chân thực rung động của lòng mình...
Hay!Dở... là do người đọc qua các thời đại, họ đọc,chọn lựa ,lưu giữ theo cách của người dân yêu văn chương,ca hát... tác phẩm hay là tác phẩm được sự sàng lọc của thời gian...lắng đọng lại trong tâm hồn nhân dân...
Tác phẩm hay- không cần nhiều...chỉ cần một bài,vẫn trở thành nổi tiếng,người đời qua các thời đại vẫn gọi họ là Nhà thơ-Nhạc sĩ...(nhạc sĩ Văn Cao,Thanh Sơn,Xuân Tiên v,v...nhà thơ Nguyễn Bính,Xuân Diệu...v,v...)
Ví dụ : Bài thơ :CHÙA HUƠNG (Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa)của Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938).Vẫn nổi tiếng cho tới ngày nay.
     Nền văn học nước nhà trước đây,các văn nghệ sĩ thời kỳ 1930-1945 trở về trước,cũng như văn học các nước trên thế giới Tây phương hiện nay,chẳng có Văn - Nghệ sĩ nào lại đi làm cái chuyện làm "ĐƠN XIN"vào Hội Nhà Văn,Hội Nhạc Sĩ :"để được trở thành Nhà Văn-Nhạc Sĩ "như Việt Nam hiện nay đâu em a!
Nhà văn,Nhà Thơ,Nhạc Sĩ ....đó là những người có năng khiếu trời cho cộng với lòng đam mê cháy bỏng...sáng tác không hề biết mệt mỏi...chứ không thể là những người bỏ tiền in sách để xin xỏ vào Hội ,mua danh hão...trong một cơ chế Xin-Cho...đã trở thành lạc hậu...
Cho nên,cái "điều kiện" mà em đặt câu hỏi với cô,nó buồn cười,không cần thiết cho những người viết văn,viết nhạc,những người sống có tâm hồn và đam mê sáng tác nghệ thuật...
 HVHVHNT Nghệ An




  Gửi bởi: thien su - 27/03/2010

HUY DUC nhac HUU THINH xem lai ban dieu le HNV VN dang tren web HNVVN di cau tha khong con cho cau ta hon nua.Toi thay thieu-sai loi chinh ta....Vay sao cac hoi vien khong phat hien ra,hay ho ko can dieu le...
  Gửi bởi: thien su - 30/03/2010

Be em,xay lua, cham ga
Con kiem may tong Thinh ta cu man
Thieu nguoi thi de kiem an
Kho vao thi lam ke lan cua sau
Lan nay cung chang moi dau
Hoi lam an chu van dau ma ban
Chac rang chi o Viet Nam
Moi sinh ra hoi khac thuong nha van./.

Nhận xét

Chia sẻ cho bạn bè

Bài viết liên quan