Sunday, October 18, 2015

Xuân Đức trò chuyện với phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống

Tác giả: Lan Hương

Chỉ là một cuộc trò chuyện vui thôi, nhưng rồi nhà báo lại biến thành bài trả lời phỏng vấn. Thôi cũng chẳng sao. Tuy nhiên, Giáo sư Đình Quang điện thoại vô nói, bài trả lời thì hay, riêng cái ảnh hơi bị " ăn gian" Hi hi..Mình đẹp lão một chút cũng bị phê bình.

Tít trên báo SK & ĐS:

TÔI KHÔNG TIN NẾU CÓ TIỀN SẼ VIẾT HAY.
Nhà văn, nhà viết kịch Xuân Đức trả lời phỏng vấn: Số lượng tác phẩm văn học, sân khấu, điện ảnh không nhiều, nhưng cái tên Xuân Ðức cũng đủ ghi dấu ấn khiến công chúng nhớ đến qua các tác phẩm Người không mang họ, Kẻ song sinh, Cái chết chẳng dễ dàng gì, Ám ảnh, Những mặt người thấp thoáng... Mới đây, kịch bảnTai biến vừa được Nhà hát kịch Việt Nam chọn đưa lên sàn với mong muốn đưa Nhà hát trở lại vị trí đầu đàn của kịch nói sau cơn biến động vài năm qua.

Nhà văn, nhà viết kịch Xuân Đức.

 - Cái tên Tai biến mà lúc đầu ông đặt tên là Ba người đàn ông và căn bệnh tai biến nghe có vẻ bí ẩn. Ở đó, ông đề cập vấn đề gì vậy?

- Tôi viết về nạn tham nhũng, tha hóa đạo đức và lối sống của một bộ phận quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước.
- Ông thường hay viết những vấn đề gai góc, khốc liệt, dường như mảnh đất miền Trung đưa đến một tính cách nào đó cho con người khiến đa số tác giả có tiếng của miền đất này thường dữ dội trong cá tính sáng tạo?
- Mảnh đất nào khốn khó thì thường buộc con người phải nghĩ đến phận đời. Người nào ngóc đầu lên được là phải có ý chí ghê gớm. Còn ở những không gian thuận lợi, con người cứ tàng tàng cũng sướng. Tôi có nhiều bạn văn ở Hà Nội, sau khi viết được một cuốn thường không viết tiếp được nữa. Lúc nào gặp cũng thấy ngồi bàn chuyện thế sự, bàn chuyện vĩ mô. Người dân ở vùng tôi không ai bàn chuyện ấy, không phải dân trí họ thấp mà hàng ngày họ phải đối mặt với nhiều thứ nhân tình thế thái nên họ phải nghĩ đến số phận nhiều hơn. Điều đó có thể ảnh hưởng đến những văn nghệ sĩ có tài năng, nhiều khi nổi lên vài cây bút cá tính và người ta nhận định thế.
- Vài năm trở lại đây, nhiều tác giả than phiền điều kiện khách quan khiến họ không hào hứng sáng tác. Ông thì sao?
- Tôi cho rằng mấy năm trở lại đây, không khí sáng tác tốt hơn, viết hết sức thoải mái, nói được nhiều hơn, tất nhiên sự nhạy cảm về chính trị cũng đòi hỏi người viết phải ý tứ hơn. Tôi nghĩ các tác giả không nên quá cầu toàn, môi trường nào chúng ta cũng có thể có cách ứng xử tốt, miễn là phải ý thức thật nghiêm túc trách nhiệm đối với xã hội, với cộng đồng. Còn có vài người nói không viết được là tại họ bất tài, không viết được thì đổ tại hoàn cảnh khách quan.
- Dạo này ông dành nhiều tình yêu cho văn học hay sân khấu?
- Nhiều năm trở lại đây, tôi dành thời gian cho sân khấu và điện ảnh, gần như không để tâm đến văn học nữa.
- Tại sao vậy?
- Sau khi xuất bản tiểu thuyết Kẻ song sinh, trong tư tưởng tôi không còn tha thiết viết văn nữa vì công sức mình bỏ ra được trả bèo bọt quá. Cuốn Kẻ song sinh tôi viết 500 trang, Nhà xuất bản Hội Nhà văn in, tôi chỉ được trả nhuận bút bằng 32 cuốn sách. Sau đó, tôi phải bỏ thêm mấy triệu đồng để mua sách tặng bạn bè. Viết một cuốn tiểu thuyết, cái cực nhọc của nó bằng viết 10 vở kịch, mà nhuận bút chục vở kịch thì đã có được tỷ đồng rồi.
- Thế là từ nhà văn, ông chuyển sang viết kịch?
- Không, tôi từ viết kịch chuyển sang viết văn. Viết văn chơi thôi, suốt đời tôi ăn lương của sân khấu.
- Trong không khí không mấy khởi sắc của hoạt động sân khấu lâu nay, nhiều tác giả khi viết thường lấy thị hiếu khán giả làm tiêu chí đầu tiên. Với ông thì có như vậy không?
- Có chứ, chỉ có điều là không thái quá. Nhưng tôi cũng lại phải nói thế này, có những tác giả viết kịch bản "rẻ tiền" rồi biện minh bảo để chiều khán giả, nhưng nếu giả sử trả nhuận bút cho họ 1 tỷ đồng để viết một vở đàng hoàng chắc chắn họ cũng không viết được. Nói chung khán giả nào thì sẽ có những người làm nghề phục vụ đối tượng đó, tức là một số cây bút có một bộ phận công chúng riêng, thậm chí rất đông. Không có một người viết nào mà không nghĩ đến công chúng. Tôi thường viết những vấn đề gai góc, mang tính chính luận, nhưng như thế không có nghĩa là tôi cứ cắm đầu viết không tính đến người xem, vì nhà hát nào nhận dựng vở họ cũng phải tính đến công chúng. Chỉ có điều làm cái gì thì cũng đừng quá đà. Văn học thế giới cũng có văn học phục vụ thương mại hay Hollywood cũng có dòng phim thuần thương mại như phim hành động, ma quái, kinh dị nhưng trong xu hướng này thì tác phẩm bao giờ cũng có hạt nhân của sự nhân bản và không bao giờ quá đà.
- Còn thực tế sân khấu ở ta thì sao, thưa ông?
- Đáng buồn là điều này ở ta từ tác giả, đạo diễn, diễn viên... rất nhiều thứ quá đà, đến mức kể cả tầng lớp thưởng thức kiểu thương mại cũng bị dị ứng. Ngay trong Hội diễn sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012 tại Huế mà tôi làm giám khảo, nhiều người trong giới và khán giả phải thốt lên: quá đà và thô tục, xúc phạm nghệ thuật. Theo tôi, yếu tố thương mại chỉ là phương tiện để truyền đến một tầng lớp khán giả nào đó để người ta tiếp thu một cách dễ dàng chứ không phải để anh được quyền làm ẩu, phi nghệ thuật. Nhưng ngược lại, các tác phẩm sân khấu được coi là chính thống cũng không được khô cứng như xã luận báo. Chúng ta phải tính trong không gian của một đêm diễn thì cũng phải có sự hấp dẫn. Không thể nói rằng viết những điều lớn lao thì phải nghiêm túc, phải cau mày suy nghĩ. Khán giả mà không xem thì anh truyền cảm cho ai, phục vụ ai?
- Vậy là thực trạng khán giả quay lưng với sân khấu một phần lớn do người sáng tạo?
- Đúng, trong dây chuyền sáng tạo, khởi nguồn là kịch bản, đạo diễn, diễn viên... nhưng tôi cho rằng cái nút nằm ở lãnh đạo nhà hát. Xu hướng nghệ thuật, quan điểm nghệ thuật của lãnh đạo quyết định bộ mặt của nhà hát. Tại sao trong lúc các nhà hát khác có kịch mục chất lượng, được người trong giới và khán giả đánh giá cao thì có nhà hát bao nhiêu năm nay lại không có tác phẩm đáng giá. Chọn kịch bản nào để cho ra thành phẩm chất lượng khá tùy thuộc vào con mắt xanh của lãnh đạo. Chúng ta không thể cải tổ được khán giả đâu mà quan trọng là mỗi nhà hát phải làm ra những tác phẩm khá, cuốn hút khán giả.
- Dường như sân khấu phía Nam rất nhạy bén trong cách thức này?
- Ít nhất họ có tiêu chí rạch ròi, họ hướng tới khán giả và biết khán giả thích gì. Mỗi nhà hát có một phong cách nghệ thuật và có tầm ảnh hưởng tới khán giả trong một vùng cụ thể. Khi chúng ta nói đến xã hội hóa, chúng ta chỉ mới nghĩ đến phương thức đầu tư tài chính. Hiểu như vậy là chưa đủ. Xã hội hóa là phải tạo ra tiếng nói nghệ thuật thích hợp cho một vùng khán giả.
- Theo ông, sân khấu phía Bắc có thể làm xã hội hóa như phía Nam, có thể phân vùng khán giả được không?
- Không, khán giả hai miền Nam Bắc rất khác nhau. Lỗi ở nhiều phía, nhưng khán giả cũng là một vấn đề. Ở miền Bắc và miền Trung, người ta có thể ngồi đãi nhau mấy két bia, nhưng bảo mua một cái vé bằng hai chai bia thì không. Người Nam thì đến rạp như một nhu cầu, không chỉ người giàu mà cả người nghèo. Nó là một văn hóa sống, miền Bắc không có tập quán ấy. Điều này có thể ảnh hưởng từ tư duy bao cấp, Nhà nước phải phục vụ nhân dân. Người dân miền Bắc không phải nghèo hơn người Nam, sân khấu cũng có nhiều vở hay, nhiều nghệ sĩ có tài, ngay đoàn miền Nam ra Bắc cũng không bán được vé. Quả thật khán giả là cả một vấn đề với những người làm nghề.
- Xin cảm ơn ông!   Lan Hương (thực hiện)

 Đăng ngày 07/05/2013
Ý kiến về bài viết
  Gửi bởi: Hữu Đạt - 08/05/2013

Quả thật nhìn tấm ảnh bác ăn gian nhiều thiệt. Vừa trẻ vừa béo, vừa đẹp trai. Hình... hình như bác mới đi thẩm mỹ viện về thì phải?
  Gửi bởi: mẹ Đốp Tồ Tố Hoài - 09/05/2013

Hữu Đạt đừng nói thế vì Xuân Đức đâu phải mede đâu. Phải nói rằng thì là xem ảnh bác em thấy vẫn... nấu cà ri tốt cho lão chàng mừng...hoảng hốt huhu...
  Gửi bởi: Nguyên Hồng - 09/05/2013

Hình như Nhà văn viết quá nhiều nên có hao gầy đôi chút so với ngày xưa nhưng vẫn còn phong độ chán. Thời nay, sợ nhất là khen béo. Lên "đô" thì khuyến khích, vì khỏe mới lên đô được. hi hi
  Gửi bởi: Hành Tố Hẹ - 11/05/2013

Lão Trang gầy nom giống thầy... trí ngủ(trí thức đang ngu...)
Xuân Đức mập rất rống... Tập Cận Bình!!!...Money mouthSealedSurprisedFoot in mouth
Việt gian(ăn gian ảnh) khò với Việt Minh
Để cho gầy- béo dập dềnh Sơn Trang... Tongue outUndecidedWinkCool

  Gửi bởi: Vũ Thị Sự - 13/05/2013

Em đã ngắm ảnh anh Xuân Đức rất nhiều lần(ở Trúc Sơn Trang) nhưng chưa thật rõ vì anh toàn chụp xa quá. Lần này mới mục sở thị dung nhan  của LÃO TRANG. Lão Trang chủ trông thật phúc hậu và đễ mến. Mong có một dịp nào đó được diện kiến Lão Trang Chủ và mấy anh em Văn nghệ sĩ Quảng Trị vẫn thường giao lưu với em trên Blog Tiếng Việt như anh Lê Nguyên Hồng, anh Tống Phước Trị, Hữu Đạt...Đọc bài phỏng vấn thấy buồn cho nền văn học nước nhà. Nếu như anh nói:" Cuốn Kẻ song sinh tôi viết 500 trang, Nhà xuất bản Hội Nhà văn in, tôi chỉ được trả nhuận bút bằng 32 cuốn sách. Sau đó, tôi phải bỏ thêm mấy triệu đồng để mua sách tặng bạn bè. Viết một cuốn tiểu thuyết, cái cực nhọc của nó bằng viết 10 vở kịch, mà nhuận bút chục vở kịch thì đã có được tỷ đồng rồi." cứ cái đà này còn ai dám viết Tiểu thuyết nữa!? Chúc anh cứ giữ vững tinh thần và thể lực như bức ảnh rất có hồn này anh nhé!

  Gửi bởi: THỊ ĐỐP TỒ TỐ HOÀI - 14/05/2013

TRĂNG PHỒNG, TRÚC XẸP-Truyện mini Đốp tặng Xuân Đức
Ôi giời! Có đất mới hiểu được vì sao khi vầng trăng Trúc Sơn Trang bỗng chốc phồng lên vành vạnh như bánh đa nướng thì quán Trúc nhà ta lại dập dìu tài tử rai nhân đông vui như tết nhưng khi cọng Trúc lép xẹp thì quán xá vắng teo, lão Trang từ vui tươi, căng tròn, bóng bẩy bỗng xìu xìu, xẹp lốp, cáu gắt như mắm tôm khiến ai nấy ngán ngại, tránh xa cho nó lành?
-Mẹ Đốp ngu tợn! Có rứa mà mi nỏ hiểu a? Trăng phồng là khi Trúc Sơn Trang vừa nhận nhuận bút kịch kọt, lão thông tin cho mọi người đến khui bia, đãi cà, mặt lão xinh như rằm,  trăng xẹp là lúc Trúc vừa xuất bản tiểu thuyết, đã cực khổ gấp mười viết kịch, không nhuận bát lại còn tốn xu mua sách tặng bạn bè...
Huhu...Undecided
Haha...Wink
Trăng phồng, Money mouth
Trúc xẹp,Frown
Quán lão tra...Tongue out

  Gửi bởi: Nguyên Hồng - 14/05/2013

A! Thị Đốp Tồ Tố Hoài cù nách lão nhà văn đấy. Thị Đốp cũng mở quán cà phê nhưng khách thưa nên chọc cho nhà văn tiết lộ mẹo bán Cà phê đấy mà. Bây giờ Trúc Sơn Trang bán cả cà Rê nữa, Thị Đốp Tồ Tố Hoài ghé đến tha hồ mà học cách mở quán mới. hê hê...
  Gửi bởi: Hoài Tố Đốp - 15/05/2013


TRUYỆN MÌ NÌ ĐỐP TẶNG HỒNG KHÔNG NGUYÊN
Một kiếp xưa, lão Nguyên Không Hồng có tật thấy mẹ Đốp ưa lấy tay cù néc cho mụ khốt từ héo thành tươi. Khi mụ tươi, mụ thường rất hào phóng đãi cà rái rê, bê thui, cùi dừa, mùn cưa, dưa mắm ngon nắm nắm...
Vậy mà kiếp này vừa cù néc mụ, Hồng Không Nguyên liền bật ngửa, té xỉu khi mẹ Đốp thét vang:
-Hãy tránh xa ta ra! Ta là H5N1 nè! Ta đã có niều kênh nghệm "thất bát tài sản" cà với nhà ngươi ở kiếp trước rùi. Muốn xơi rái rê cà thì hãy cù néc cái lão Xuân Đức nhẹ dạ cả tin, ngất ngây con gà tây chưa kênh nghẹm đầy mình như Đốp nghe chửa?

  Gửi bởi: Nguyên Hồng - 16/05/2013

A! Hoài Tố Đốp thế mà được, Lại quá thật thà, vì không dám đánh lừa mấy anh to gan như Nguyên Hồng. Vì NH đã miễn dịch các loại vi rút từ H5 rở 1, H7 rờ 9...đến H9 rờ v v. Thôi, buôn bán cà phê thất bát thì ra Trúc Sơn Trang phụ bán Cà rê cũng hay, lại có dịp ngao du thiên hạ một chuyến hí. có lẽ cả hành tinh này chưa ai thật thà như Hoài Tố Đốp. Khi nào hành quân ra ngoài này, nhớ bắn tin cho NH đi đón nhé, híc híc...
  Gửi bởi: Hữu Đạt - 17/05/2013

Hóa ra Nguyên Hồng mà không nguyên thiệt hả chị Hạnh?Laughing
Cái anh chàng có biết hiệu là HN hay NH thì cho dù HN1; HN2 cho tới HN9, HN10 nó cũng xơi tất ấy mà. Bởi đã miễn dịch HN rùi.

Nhận xét

Chia sẻ cho bạn bè

Bài viết liên quan