Sunday, October 18, 2015

Xem lại vở kịch "gai góc" đoạt HCV Liên hoan kịch nói toàn quốc

Tác giả: Đại Dương

(Dân trí) - Mọi con người dù có địa vị hay thấp hèn đến đâu cũng có thể dễ dàng bị điều khiển bởi vật chất. "Những mặt người thấp thoáng" - 1 trong 3 vở kịch đoạt HCV của NSND Doãn Hoàng Giang ngoài ý nghĩa trên còn ẩn chứa nhiều điều sâu sắc khác.
Câu chuyện kể về một lớp thanh niên miền Bắc với lý tưởng sống cao đẹp đã hy sinh ra chiến trường phục vụ tổ quốc. Phiệt (NSƯT Trung Hiếu) là một trong số đó với bản tính mưu mẹo, lanh lợi và nói năng tốt, quan hệ tốt đã biết cách "nắm thóp" điểm yếu của những người bạn mình để điều khiển theo cách của y nhằm trục lợi sau này.
Khả (NS Tiến Minh) là một người bạn của Phiệt đã không ra trận vì sợ bom đạn. Ở lại nhà cũng không được đi học Đại học vì bị dính lý lịch "đen". Thêm (NSƯT Thu Hà) chờ đợi người yêu là Thục (NS Thanh Tùng) đi phục vụ lính đằng đẵng trước giải phóng rồi thêm 3 năm sau đất nước thống nhất. Trong 1 lần gặp nhau, 2 người đã có với nhau một đứa con. Trớ trêu thay là Khả cũng rất yêu Thêm.
Lợi dụng có quan hệ với một số lãnh đạo cấp trung ương, Phiệt đã có một số thư tay giới thiệu y (lúc đó mang danh là một nhà báo) về viết bài về gương cách mạng lão thành nổi tiếng ở tỉnh - nơi có ông Hoàn (NSƯT Tiến Đạt, là cha của Thêm) làm chủ tịch. Phiệt đã tiếp cận ông Hoàn và "tung chiêu" độc nói rằng cha của Khả thực chất là một tình báo cấp cao hoạt động nằm vùng từ lâu và đi khỏi địa phương không phải là bỏ trốn mà làm theo lệnh cấp trên chỉ đạo, tỉnh đã hắt hủi gia đình Khả từ lâu nay phải phục hồi lại nhân phẩm và bố trí cho Khả những vị trí cao nhất.


Thế là, nghiễm nhiên Khả được thành người thân cận với ông Hoàn cũng như lấy được con gái ông vì ông muốn o bế Khả để có tiếng nói với trung ương nhằm thăng tiến lên nữa. Cái bầu trong bụng Thêm dù Khả đã biết là của Thục nhưng vì quyền lợi được thăng tiến mà hắn cũng chấp nhận và hứa với Phiệt một điều kiện: khi nào làm quan to sẽ cho Phiệt nhiều mối lợi lớn từ chức vị của mình.
Ngày tháng trôi qua, Khả đã là Phó chủ tịch tỉnh và đang chuẩn bị lên chức chủ tịch. Thêm sau khi sinh con vì bị chồng ruồng bỏ nên cứ điên điên tỉnh tỉnh. Thục sau khi đi lính về làm chức công nhân chùi cửa sổ thuộc công ty của Phiệt điều hành. Riêng Phiệt lúc đó không còn làm báo nữa mà đã trở thành một doanh nhân có cỡ, bao trùm toàn bộ tỉnh dưới sự bảo trợ của Khả.
Những mâu thuẫn cá nhân mang tính biểu trưng cho những mâu thuẫn xã hội bắt đầu nảy sinh từ đây.
Xem lại vở kịch
Vở diễn với lời thoại hay, những phân đoạn "mẫu mực" đúng chất kịch nói miền Bắc kèm kịch tính đẩy lên cao. Một số cảnh lạ như đoạn đầu được giới thiệu bằng hàng chục thanh niên đeo mặt nạ trắng nhảy múa và hát câu đầy trăn trở "Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hãy giữ ước muốn cho thời gian trở lại"  trong bài "Mong ước kỷ niệm xưa", cùng với đó là nhiều phân đoạn múa đẹp trong lúc diễn của NSƯT Thu Hà, NS Thanh Tùng...
NSƯT Trung Hiếu là người "cầm trịch" vở diễn, được xem là diễn tốt nhất và được sự ngợi khen nhiều nhất từ khán giả và phía hội đồng giám khảo, anh đã xứng đáng nhận được huy chương vàng cho diễn viên xuất sắc nhất. Cùng với Trung Hiếu, còn có NSƯT Thu Hà và NS Tiến Minh nhận được huy chương bạc.
Cùng với "Lũ quét" (Nhà hát kịch Quân đội, tác giả Nguyễn Quang Vinh, đạo diễn NSƯT Hoàng Mai), "Tội ác và quyền lực" (Công ty CP Đầu tư Giải trí Phước Sang, tác giả Nguyễn Đăng Chương, đạo diễn Trần Ngọc Giàu), vở kịch "Những mặt người thấp thoáng" của Nhà hát kịch Hà Nội dưới bàn tay tài hoa của đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang, tác giả nhà văn Xuân Đức đã không "phụ lòng" chờ đợi của người yêu kịch, xứng đáng là 1 trong 3 vở diễn đoạt huy chương vàng. Cả 3 vở kịch đều rất "gai góc", nói lên tiếng nói gay gắt về việc chống cái xấu cái ác, nạn tham nhũng trong quan chức nhà nước, đọng lại trong chúng ta nhiều điều đáng suy ngẫm.


Đại DươngĐại DươngĐại DươngĐại DươngĐại Dương Đại DươngĐại DươngĐại DươngĐại DươngĐại Dương   Đại Dương  Đại Dương
Đại Dương
 Theo: Dân Trí


 Đăng ngày 03/08/2012
Gửi bởi: Hoài tố Hạnh - 03/08/2012

Từ văn xuôi đến kịch, từ chiến tranh tới hòa bình, cái hay của Xuân Đức là anh nắm được thần thái, bản chất của vấn đề đương đại, diễn đạt nó một cách cương thực, rành mạch, sinh động, sắc nét, lôi cuốn, đầy trách nhiệm công dân, ý thức và lương tri người cầm bút... Nếu không là người có một tâm huyết lớn với quốc gia đại sự, nếu không có một trí tuệ trời cho, nếu không dấn thân đồng hành với dân với nước, hẳn Xuân Đức không thai nghén , sinh nở được những siêu phẩm ấn tượng, đã đời như Bến Đò xưa lặng lẽ, Những mặt người thấp thoáng...

Nhận xét

Chia sẻ cho bạn bè

Bài viết liên quan