Wednesday, October 7, 2015

Cây mít




Tác giả: Thân Thơ


Xuanduc.vn : Thần Thơ là bạn đọc trên mạng, là đồng hương Vĩnh Linh, Quảng Trị. Hóa ra lâu nay, dù ở tận phương trời xa xôi anh vẫn lặng lẽ vào quán tôi như tìm về với mảnh vườn xưa cũ. Rồi đến lúc không cầm lòng được, anh đã comment vào cho tôi như thể trút lên mảnh vườn nhỏ này bao nhiêu là nỗi nhớ. Không thể chứa nổi trên trang comment, tôi xin post lên đây để bạn đọc cùng chia sẽ. (Tuy anh không phải là người viết văn nhưng tôi vẫn để ở mục Tác phẩm bạn bè vì rất trân trọng bài viết này của anh)
    Trên đất nư­ớc Việt Nam cây mít thì ở đâu mà chả có. Như­ng cây mít tôi nói đây là do Ông Nội tôi trồng, nó có ý nghĩa đặc biệt đối với tôi đến như­ờng nào. Nó là nhân chứng còn tồn tại đến ngày nay sau bao nhiêu thăng trầm của nơi tôi chôn rau cắt rốn, của quảng đời trẻ thơ tôi. Không biết Ông tôi trồng từ khi nào, tiếc là khi Cha tôi còn, ông ch­a kể chi tiết cho tôi nghe. Thời niên thiếu của tôi ở quê chỉ đến tuổi 15 nên tôi cũng không để ý đến mà hỏi. Sau này, mỗi lần về quê, tôi lại quên không hỏi Cha tôi. Giờ tiếc thì đã muộn. Trong cuộc đời mình có bao nhiêu cái tiếc nuối t­ơng tự.
     Khu v­ườn nhà tôi rộng lắm, có một vư­ờn chè chừng sáu chục gốc, một vư­ờn mít trồng thành hai dãy vuông góc nhau, mỗi dãy có đến 6 cây. Khi tôi 6, 7 tuổi, đã thấy phần lớn các cây mít to cao, cổ thụ. Cây cao nhất đạt tới hai chục mét. Trên ngọn cây lúc nào cũng có một tổ chim to tư­ớng. ác là - một loại chim khoang trắng đen, về đó đẻ trứng, nuôi con và dắt díu nhau đi, để rồi năm sau chúng lại bay về đẻ trứng, nuôi con cũng trên cái tổ đó. Nghịch ngợm nh­ư bọn tôi cũng không đủ sức ném gì đư­ợc lên cái tổ chim quá cao đó để phá rối chúng. Cây mít này cao, to nhất nh­ưng thỉnh thoảng mới có một đôi quả, và ăn không đ­ược ngon như­ ở những cây khác. Những cây bên cạnh nhỏ hơn, thấp hơn. Nhiều quả nhất, ngon nhất là cây nằm ở chỗ hai dãy mít giao nhau, chính giữa v­ườn mít. Nó là cây gần sân nhà tôi nhất - cách chừng 5 cái sào tre chuyên dùng để hái mít. Nó là cây mít ráo. Múi to, màu vàng ­ươm, với mùi thơm tuyệt vời, ngọt lịm. Quả của nó bao quanh cái gốc to đến ba đứa trẻ bọn tôi ôm mới xuể. Quả to, quả nhỏ nh­ư có ai sắp sát nhau từ mặt đất lên đến ngã ba cây, rồi lủng lẳng trên ba cành to lực lư­ỡng chạy dài ra ba hư­ớng, vừa toả bóng mát xuống lối mòn trong vư­ờn và ra khoảng vư­ờn rộng nằm bên dư­ới. Đây là cây mít Mạ tôi yêu nhất, chiều chuộng nhất và nó là nguồn thực phẩm, thức ăn cho cả gia đình khi mùa mít đến. Món thấu mít non, trộn muối vừng xúc bánh tráng. Món canh mít non nấu với cá đồng nư­ớng thơm trên than củi, cho ít ớt xanh, tư­ơi, cay nồng. Và món ‘đái mít' ập ẹ trộn rau răm, ớt, muối của lũ trẻ con chúng tôi thời bấy giờ. Giờ nhớ lại như­ cảm đư­ợc vị nồng, cay, bùi, chát, xuýt xoa của một thời thơ ấu. Tiếp là những cây mít khác, nhỏ hơn, cũng sai quả, như­ng không bằng cây ở giữa. Vào mùa mít chín, đêm đêm mít chín rụng ngoài vư­ờn nghe lúc lúc lại bịch bịch. Sáng ra Mạ tôi cầm cái rổ to để lấy hạt. Mạ tôi đi đến từng gốc cây, cây nào có quả chín rụng xuống thì dùng chân day đạp cho thịt mít bong ra, còn hạt thì trồi ra trong đám thịt vàng ­ươm của mít, và cứ thế Mạ tôi nhặt cho vào rổ. Hạt mít rửa sạch, lấy dao rạch một đ­ường dọc theo chiều dài hạt rồi đư­a phơi khô, cất vào kho, đến ngày giáp hạt độn cơm ăn. Hạt mít ăn bùi, thơm thơm. ở các n­ớc phư­ơng Tây ngư­ời ta gọi quả mít là quả bánh mì, kể cũng có lý là vậy. Dư­ới tán mít, Mạ tôi trồng những cây ­ưa bóng mát nh­ư dứa, dong (tiếng địa phư­ơng gọi là cây ối), và có xen vài cây na ở giữa các cây mít nằm thưa hơn. Mùa nào thức ấy, hoa quả đầy v­ườn. Trong vư­ờn mít còn có một cây b­ưởi đào. Tôi yêu cây b­ởi đào này lắm. Đến mùa, cây b­ưởi cho bao nhiêu quả. B­ưởi đào là mún quả khoái khẩu của tôi. Và cuối cùng, nằm ngoài cùng của dãy mít có cây cao nhất là cây mít đặc biệt của tôi. Nó đặc biệt là vì nó nhỏ nhất, ít quả nhất, chịu nhiều cay đắng lận đận nhất, và bây giờ nó vẫn còn toả lá xanh, cho ra quả trong khu vư­ờn của Cha tôi để lại. Tính ra nó cũng đến trên trăm tuổi rồi.
    Năm 67 cuả thế kỷ tr­ước, tôi xa quê đi sơ tán, rồi đi học xa nhà. Tám năm sau tôi về làng. Tám năm đâu có dài, chỉ gần một thập kỷ. Như­ng là 8 năm chiến tranh, bom, đạn pháo, tên lửa, chất độc màu da cam, bom B52. Cây mít nhỏ nhất đó không hề bị xây xát bởi chiến tranh. Khi xuống xe từ Hồ Xá, tôi lao bộ về làng và khi đến đầu thôn: một quang cảnh làm tôi kinh ngạc, bâng khuâng: trống trải chạy suốt từ đầu đến cuối làng.
     Sau chiến tranh có hai năm, thì đã làm được gì nhiều nhặn. Ra đi, trên đất Vĩnh Linh đã không còn nhà cửa. Tôi rời quê, ngoài cái cùi may bằng vải và một chiếc dây buộc, đựng mấy cái quần áo, đôi đũa và cái bắt sắt để ăn cơm, thì chỉ có cái ngoái đầu buồn dịu nhìn lại quê hương. Tôi là một trong trăm ngàn người Vĩnh Linh như thế. Bây giờ tôi trở về, muộn hơn những người khác. Bà con xóm tôi đã về đây gần ba năm nay, họ đã dựng lại nhà. Những chiếc cột nhà trước đây tháo ra đưa làm hầm, bây giờ được đào lên, lau chùi đất bám, dựng lại thành nhà. Làng xóm được quy hoạch lại ngăn nắp. Mỗi khuông đất của mỗi hộ có tới ba sào đất. Xung quanh từng nhà là đường rộng đến 3 mét. Nhà nhà như nằm trong một bàn cờ vuông vức, đường sá đi lại thuận tiện, rộng rãi. Nhưng ôi, lúc đó đập vào mắt tôi là một sự trống trải: không có một cái cây to nào sót lại. Xung quanh lúc đó chỉ là sắn khoai. Mấy bụi tre đã bén rễ và bắt đầu um tùm, ra măng, cho cây.
     Tôi lao theo một đường thẳng nhằm hướng vườn nhà tôi ngày trước mà đến. Ôi, một ngôi nhà nhỏ đơn sơ. Cha mạ tôi đi làm vắng, trong nhà không có ai. Tôi lao ra vườn. Vườn chè, vườn mít ngày trước không còn. Chỉ có năm sáu cây chè mới trồng lại bao quanh cây mít nhỏ. Phải rồi cây mít. Cây mít mà tôi nói tới ở trên. Trời ơi! mít ơi! mi vẫn còn đó ư. Bom đạn thua mi rồi. Tôi đến bên gốc, ôm lấy nó. Ngày trước nó nhỏ nhất trong vườn mít, nhưng cũng phải nhỏ dưới con mắt của tôi, một cậu bé. Nhưng bấy giờ tôi thấy nó bé nhỏ, cô độc vì chung quanh không còn một cây nào cả. Bây giờ viết về cây mít tôi nhớ lại những gì Cha Mạ tôi kể về cây mít này, về vườn mít và những năm chiến tranh...
     Cái năm Giáp thân lúc bấy giờ, Mạ tôi kể, nhà tôi, cũng như bà con làng xóm xung quanh, sống trong nghèo nàn, thiếu thốn, có lúc thiếu gạo ăn, nhưng may mà không ai bị đói. Người nào đến xin ăn, nếu là đàn ông, thanh niên - Mạ tôi cho họ khoai sắn, nếu là phụ nữ có con nhỏ - mạ tôi cho cơm, lon gạo. Trong vườn khoai sắn trồng quanh năm. Lẽ dĩ nhiên bấy giờ chưa có tôi. Cha Mạ tôi mới có anh cả tôi, lúc đó chừng 6 tuổi, chị gái tôi kém anh đầu 3 tuổi và người anh đang còn bế trên tay.
     Năm sau, Cha tôi kể, không biết từ đâu, vào một ngày, ong mật bỗng nhiên bay về đen kín một góc vườn. Bầy ong mật chụm lại rồi đậu lên cành nằm ngang ra của cây mít nằm ngoài cùng của vườn mít - là cây mít nhỏ của tôi kể. Sợ ong đốt mấy đứa con, và con bò ở chuồng gần đó. Cha tôi chất rơm rạ gần cây mít đốt lấy khói nhằm xua bầy ong đi. Bầy ong không đi. Con nào bị lửa liếm vào thì chịu chết chứ nhất định không bay đi. Những con ong bị lửa dính chết kêu xèo xèo. Lũ ong chết rất nhiều. Một số thì bay tít lên cao tránh khói, rồi sau đó lại sà xuống và vẫn bịu vào cành mít. Cha tôi không đốt nữa. Bầy ong vẫn tụ lại trên cành. Năm đó, con bò của Cha tôi bỗng dưng lăn đùng ra chết. Cuối năm, người anh trai còn nhỏ của tôi cũng mất khi vừa đúng một tuổi. Anh mất đúng vào ngày sinh nhật của mình. Cha Mạ tôi sợ quá, đi xem Thầy, và làm mâm xôi, con gà cúng. Cúng xong, thấy bầy ong tự bay đi. Cây mít bị lửa khói, và bầy ong đeo bám, không lớn như những cây khác được. Và vì thế nó còi nhất trong vườn mít nhà tôi. Sau đó Cha Mạ tôi cho ra đời anh kế tôi, tôi, và đứa em trai út.
    Những năm đầu hoà bình, cuộc sống thôn quê, nhờ vào hạt lúa, củ sắn, củ khoai, mảnh vườn. Tuổi thơ nhọc nhằn, vất vả kiếm sống, nhưng êm dịu cứ thế trôi qua. Mảnh vườn nhà tôi để lại bao nhiêu là dấu ấn cho tuổi thơ tôi. Có rất nhiều mẫu chuyện hình thành mà nhân vật chính là mấy anh em chúng tôi. Kể hết ra e chừng còn dài lắm.
     Đầu năm 1965, máy bay Mỹ đã ra ném bom Vĩnh Linh. Đất lửa bắt đầu rực cháy. Làng quê tôi đã cháy, đã đau. Mảnh vườn của tôi cũng đã từng tan nát. Những cây mít của tôi cũng chịu cảnh tang thương. Tôi đã chứng kiến cảnh một nửa các cây mít lá bị cháy sẫm vì chất độc da cam bay từ vĩ tuyến 17 ra tận đây. Những lá mít to, xanh thẩm là thế bị cháy, đổi qua màu cơm cháy cả một nửa phần cây phía nam.
     Còn cây mít cao to nhất nó đi đâu, tôi có hỏi Cha tôi về nó. Cha tôi có kể lại. Đó là thời gian khi người già, phụ nữ và lớp học sinh trẻ nhỏ rời quê đi sơ tán theo K9, K10 (là tên của hai kế hoạch sơ tán của người Vinh Linh trong những năm 1966, 1967), ở quê chỉ còn lại dân quân và đàn ông có sức khoẻ. Cha tôi là một người trong số họ. Dân quân thì tham gia đánh trả máy bay Mỹ, chi viện cho các chiến dịch vào Nam, và tất cả đều phải trồng lúa, trồng sắn khoai để tự nuôi mình. Nhà nhà được tháo dỡ ra để làm hầm. Mọi sinh hoạt đều ở trong căn hầm kiên cố đó của mỗi nhà. Đi lại thì theo các giao thông hào, được đào nối các nhà hầm lại với nhau. Trong giao thông hào cách một đoạn lại có các hàm ếch, hoặc các hầm ít kiên cố hơn nhà hầm. Đó là các công sự tránh pháo. Bấy giờ sợ nhất hai loại pháo: pháo đào xuyên và pháo chờm. Pháo chờm nổ cách mặt đất chục mét, ở trên trời, các mảnh pháo chờm xuống như cái nơm. Nếu không có ‘hàm ếch', hầm che mái thì dễ bị mảnh pháo chém phải. Cha tôi trụ lại làng quê mình và làm những việc làng xóm cần, và cho chính mình để tồn tại. Lúc đó tôi đi sơ tán xa để tiếp tục những năm học cấp III. Mẹ tôi và các cháu nhỏ con của chị gái tôi đi theo K10 sơ tán. Cha tôi một mình ở lại quê ở cái tuổi 55, 56. Ông cùng một người nữa ở trong một căn nhà hầm kiên cố do hai người đựng nên, cách chỗ khu vườn nhà cũ của chúng tôi chừng hơn cây số. Mọi hôm, như thường lệ ông vác cuốc lên chăm vườn. Cuốc đất, vào gốc cho chè, nhổ cỏ, chăm cho vườn khoai, sắn, môn, ... nói chung là đủ thứ và đủ việc trong vườn. Xong việc, ông lại ngồi gốc cây mít to nhất, quấn một điếu thuốc lá loe kèn để hút, ngụm một bát nước chè xanh ông mang theo, và hái một bó chè tươi, xong mới ra khỏi vườn về. Hôm đó xong việc, ông cảm thấy trong người không như mọi khi, ông vác cuốc về thẳng. Nghĩa là không nghỉ hút thuốc, uống chè và ngay cả hái bó chè tươi dùng cho hôm đó. Ông ra mới tới sân bóng của làng, cách vườn nhà chừng 300 mét, thì nghe một tiếng pháo nổ. Chuyện pháo nổ ở quê tôi thời bấy giờ là cơm bữa. Trong một ngày nếu vắng tiếng bom, tiếng pháo trong chừng 10 phút là không có. Nếu có thì là điều lạ. Nên một tiếng nổ cách 300 mét không làm cho Cha tôi chú ý. Ngày hôm sau, Ông lại vác cuốc lên vườn. Khi đến đầu vườn, Ông bàng hoàng không tin vào mắt mình nữa: cây mít to nhất nằm sóng soài đè lên khu đất có sáu chục cây chè, và trong trạng thái lá thì bay đi đâu hết. Những lá còn sót lại thì thì cháy sẹm, đầy mùi khói khét, đen lem lém. Các cành mít tả tơi, vỡ toác. Sáu chục cây chè cũng trong tình trạng và không thể lấy được một lá nào để nấu uống được nữa. Một hố pháo to làm hất tung cái gốc của cây mít to nhất. Những cái rễ to bằng cột con nhà bật lên trên hố pháo, chảy nhựa. - "Bom đạn nó tránh mình chứ mình làm sao mà tránh được bom đạn" đó là lời Cha tôi nói sau cái vụ đó. Tôi thấy hú vía khi nghe Ông kể lại. Tôi biết chắc chắn là trong khuôn viên vườn nhà độ 2000 mét vuông của tôi khi chiến tranh kết thúc có một hố bom, một hố pháo. Còn bên lề, cận kề vườn thì tôi không kể.
    Nói chuyện về cái hố bom. Đó là quả bom chừng 500 cân. Do một chiếc F4H thả vào chập 9 giờ tối của một đêm cuối mùa hè năm 1967. Tôi rất thạo xác định các loại máy bay Mỹ bay trên trời vào thời gian chiến tranh, kể cả ban đêm. Vì không những bằng hình dáng mà cả tiếng gầm rít của nó. Tiếng rền rền, có tiếng vọng nghe rất rõ và choán ghết không gian khi đang bay trên đầu là loại F4H. Tiếng rít nghe ro ro, tiếng gầm vọng của động cơ phản lực nghe loảng xoảng, không đều, và âm thanh khác hẳn F4H, là F111. Tiếng máy của AD6 thì khác hẳn, khó tả nó, nhưng nó không thể lẫn với bất cứ thằng nào. Còn A4D thì ít khi nó bay gần, không vần vờ, đến là bất ngờ, lao vút bổ nhào từ trên cao, thả bom xong là vút luôn ra hạm đội. Hôm đó, ăn uống xong từ chập tối, tôi và người Anh kế trên tôi đã xuống hầm. Dưới ngôi nhà của tôi có hai cái hầm kế nhau, có cửa ăn thông ra gian hầm chính. Hai hầm này là kiên cố. Nó kiên cố vì được xây theo hình chữ A, nóc là cây gỗ tốt bằng lim hoặc gụ (gõ). Hai bên sườn đều lót dày bằng gỗ chắc chắn. Bên trên đổ đất dày ra hai phía. Đất đổ càng dày hầm càng đảm bảo tránh được bom pháo. Đối với pháo thì tính từ đòn nóc lên có chiều dày đổ đất chừng 1,6 mét là coi như an tâm. Hầm có hai cửa, một ở trong nhà, cửa kia thông ra ngoài. Cửa hầm chạy díc dắc. Xong những việc bình thường như nấu nướng, ăn uống... thì chui vào hầm kiên cố ngay để học, ngủ.. Tôi ngủ với một anh bộ đội lái xe, người Hà Nội. Anh trai tôi với một anh bộ đội khác. Chẳng là nhà tôi luôn có các anh bộ đội trú lại, khi thì một đêm, khi thì một tuần, khi thì lâu hơn thế. Hai anh này đang nghỉ ngơi sau một chiến dịch ở trong Nam. Chúng tôi thắp đèn dầu, đọc sách. Đang đọc cho nhau nghe thì nghe tiếng máy bay đến. Ngoài cửa hầm sáng trưng: chúng đã thả pháo sáng. Thường khi bay ban đêm, các ống pháo sang được máy bay bắn ra. Nghe một tiếng "bụp" là tiếng nổ của ống pháo. Một chiếc dù trắng tinh mở ra, bên dưới treo một khối nhỏ từ từ phát ra ánh sáng, nhỏ rồi loé sáng hơn cả ban ngày. Tôi ngừng đọc, ló đầu ra cửa hầm xem. Có ba cái pháo sáng. Một ngay trên đỉnh đầu, hai cái kia xa hơn. Cả ngọn đồi trước làng tôi và cả cái làng hơn 200 hộ dân sáng hơn cả ban ngày. Một con kiến bò trên lá bưởi cũng nhìn thấy! Tôi quan sát một lúc, vì biết rằng máy bay chưa thả bom ngay đâu. Bọn F4H đến thì trước hết là lượn một vòng chung quanh mục tiêu, nếu ban đêm sau khi thả xong pháo sáng, nó lượn một vòng nữa. Thường một tốp có 3 hoặc 2 chiếc. Hôm nay chỉ có hai, chứng tỏ mục tiêu nhỏ. Tôi phán đoán: mục tiêu rất gần nhà mình, chỉ có hai máy bay, và chiếc đầu chuẩn bị bổ nhào. Tôi và anh bộ đội chui vào hầm, nằm xuống giường. Chưa nằm xuống hẳn thì tiếng rít nghe rất rõ, sau đó là rú. Nghĩa là khi bổ nhào xuống chỉ nghe tiếng rít, cắt bom và ngóc đầu lên: tiếng rú. Bom cách mình xa, tôi biết thế vì nghe được những tiếng ở trên. Quả như thế: ba quả bom nổ ba tiếng: ực, ực, ầm, xé tai. Bom rất gần. Còn nói xa có nghĩa là không phải trên đầu mình. Chuẩn bị chiếc thứ hai bổ xuống đây. Không nghe gì cả. Rồi bỗng nhiên: Ực một cái. Không nghe nổ, không nghe tiếng rít, tiếng rú, không nghe gì hết. Một cảm giác như có ai dùng hai bàn tay hộ pháp to như hai tấm tôn vỗ đồng thời cả trước ngực và sau lưng mình vậy: ực. Chỉ thế thôi. Sau 5 giây tôi nghe anh bộ đội gọi tôi. Tôi lên tiếng. Anh tôi hầm bên gọi tên tôi và hỏi có sao không. Tôi sờ quanh người mình: khô. Tôi trả lời không sao cả. Hai anh bộ đội hét hai anh em tôi: Chạy. Nhào ra khỏi của hầm chật chội hơn mọi khi, rồi chạy theo hai anh bộ đội. Tôi chạy được một lúc thì tối om vì pháo sáng đã tắt. Chạy ra xóm sau, chỗ hầm của một người bác. Máy bay đã đi. Yên bình trở lại. Hai anh em tôi ngủ lại sau chỗ bác tôi. Sáng hôm sau hai anh em vào nhà. Ngôi nhà của tôi chỉ còn hai cái cột sém khói bom, chọc nghiêng lên trời. Không còn mái, xà ngang xà dọc, tranh tre gì sất! Một hố bom to choán hết nữa cái sân và một góc vườn. Cây Mớc nằm ở góc sân nhà tôi thân to bằng cột nhà và cành lá xum xuê mới hôm qua, giờ biến mất tăm. Tôi thử đi quanh vườn xem nó có gì sót lại nhưng không hề thấy: không thân, không vỏ, không cành, không lá. Hai anh em dọn dẹp hai hôm liền.
     Chiến tranh biết bao bom đạn, rủi ro. Cây mít đứng yên một chỗ cả chục thập kỷ. Nó có tránh ai được đâu. Đúng là bom đạn tránh nó. Ngay cả bom rải thảm B52 cũng không đụng tới cây mít quý giá của tôi.
     Đó là một ngày cuối tháng chín dương lịch năm 1967, cái làng của tôi đã là mục tiêu của B52. Một cái làng có chiều dài chừng hơn 2 cây số, rộng gần cây số. Phía Nam, án ngự quả đồi có đỉnh cao 74 mét so với mặt biển, nên gọi là đồi Bảy Tư. Quả đồi chạy dọc theo làng từ thấp rồi dần dần cao lên đến chỗ đỉnh cao nhất, sau đó thấp dần xuống cuối làng đến sát một đầm nước gọi là Bàu Đầm. Nó giống như một con voi quỳ chân, vục chiếc vòi vào Bàu nước để uống. Bảy Tư còn có tên là Núi Voi, đồi Lòi Reng. Có truyền thuyết dài về nó, nhưng thôi không nói ở đây. Án ngự dọc phía bắc làng tôi là một con sông hiền lành, có tên là sông Sa Lung. Sa Lung đi sau làng tôi và đổ ra sông Bến Hải, ngay chân cầu Hiền Lương về phía thượng nguồn. Đó, một làng quê hiền lành, nên thơ có núi có sông như thế đó mà phải chịu cả bom rải thảm. Hôm đó trời nắng rất đẹp. Tầm 11 giờ trưa bầu trời không một đám mây nào, trên nền xanh ngắt của nó tôi ngẩng đầu lên thấy có hai vệt trắng thẳng tắp song song nhau chạy đến tầm trước mặt tôi rồi ngoặt vào phía trong Nam. Đó là hai vệt khói của hai máy bay trinh thám, Chúng bay ở tầm cao. Kinh nghiệm cho hay sẽ có B52 thả bom và thường là ở chỗ ngoặt của hai vệt khói đó. Nhưng chỗ ngoặt thì trên cao cao tít, làm sao mà biết chính xác nó ở đâu ở dưới đất. Một dấu hiệu cho biết chắc chắn sẽ có B52 thả bom nữa là khoảng hơn một tiếng đồng hồ qua không gian yên tĩnh kỳ lạ. Không có tiếng máy bay gần, không thấy trong Nam bắn pháo ra. Đến hơn 11 rưỡi tôi đứng nhìn về phía đông, ở trên cao tít thấy có ba chiếc máy bay trắng tinh đang lừ lừ bay vào, chiếc bay đầu vượt trước một ít so với hai chiếc hai bên, và hai chiếc sau bay cũng không ngang nhau. Những chiếc máy bay cánh dài, hai bên cánh chỉa ra đến năm sáu cái đầu nhọn, nhỏ như đầu que tăm, trong gớm ghiếc. Trời xanh trong đến mức tôi thấy dưới bụng nó rơi ra những giọt sương lấp loáng. Tôi hét lên, B52 thả bom. Mọi người lao xuống hầm. Chừng năm sáu phút sau tôi nghe những tiếng phầm phập và người bắt đầu lắc lư. Không gian trở nên tối om như ban đêm mặc dầu lúc đó chắc cũng sắp chính ngọ. Tôi biết chắc là mình đang nằm trong tấm thảm hãi hùng kia. Tôi nhớ đến câu nói của Cha tôi nên cũng vững dạ. Hai tai tôi không còn nghe thấy gì nữa, mặc dù tôi biết là tai mình không bị ù. Bởi tiếng nỗ nó rền nhau ừng ực không có khoảng trống để phân biệt từng tiếng nổ. Cái cảm giác không nghe thấy gì là lạ. Và cũng đúng vì trong cái tràng âm thanh của thần chết kia không có tiếng gì xen vào được để nghe. Khi những quả bom cuối cùng rớt xuống thì có nghĩa là chúng cách chỗ tôi ngồi một cây số rồi. Tôi mới nghe tiếng nổ khác hơn lúc nãy, và nghe được từng tảng đất do bom hất tung lên trời rất cao giờ mới rơi xuống và nghe như pháo đất. Loạt bom đầu đã rải xong, tấm thảm thần chết đã trải dài hai cây số, rộng nửa cây số. Mình còn sống. Không bị bom nổ lên đầu. Tôi đang nghĩ vậy thì nghe tiếng kêu của hầm bên cạnh bị lấp cần người ra đào mở cửa để thở. Người lớn lao vào công việc, cố nhanh trước khi loạt kế tiếp sắp bắt đầu. Tôi ngồi trong hầm đợi loạt thứ hai. Và chiếc thảm thứ hai rải tiếp nửa cây số còn lại ra sát mép sông. Cũng chao đảo như ngồi trong một chiếc xuồng bé vào ngày sóng to, cũng ừng ực, ập ập, và mặt trời bị khói bom che kín như nhật thực toàn phần vậy. Sau khi thảm đã rải xong, tôi chạy ra ngoài, và một sự trống trải kinh hoàng. Các hố bom to mới tinh đất tươi và ám khói nằm đều nhau. Bom đã khoét nốt những chỗ đất còn nguyên vẹn chưa bị pháo của làng quê tôi. Cây cối ngỗn ngang bị bom chặt đổ, lá tre còn bay trong không trung. Mặt người hớt hải tìm người thân, gọi nhau xem ai còn ai mất. Rồi bao nhiêu việc phải làm sau cú rải thảm đó. Rất nhiều người bị chết hôm đó.
    Cây mít nhỏ vẫn còn. Bom nào cũng đã không dám đến gần nó sau ngần ấy năm chiến tranh. Tôi sờ tay mọi chỗ trên thân nó, Không có một mảnh bom nào.
   Rồi sau này tôi đi làm, xây dựng gia đình và cư trú ở Hà Nội. Hàng năm tôi về thăm quê ít nhất một lần. Về đến nhà tôi thường đến bên cây mít, sờ tay lên nó. Đứng nhìn nó hồi lâu. Tôi nói với người anh cả giờ đã nghỉ hưu ở quê, và các cháu rằng nhớ đừng để gì nặng gác lên cành của nó. Nhớ chăm và giữ gìn nó. Nó là quá khứ, hiện tại. Nó giúp chúng ta đi vào tương lai với những gì nó lưu giữ được cho chúng ta đến ngày hôm nay.
    Chuyện về cây mít là thế.
      Hà Nội, 28/ 1/200

 Đăng ngày 31/07/2008
Ý kiến về bài viết
  Gửi bởi: Môn Sinh - 31/07/2008

Đọc hồi ức trên tôi xúc động đến xốn mắt ! Bạn viết không là nhà văn nhưng câu chuyện thật quá nên cuốn hút người đọc . Xin sẻ chia tình cảm với bạn !
  Gửi bởi: Thân Thơ - 31/07/2008

Anh Đức, cho phép gọi anh như thế. Em cảm động quá, với sự ưu ái, và lời đề tựa của anh - một NHÀ VĂN, dành cho một người không chuyên trong làng thơ-văn, những lời cảm động, và một chỗ trân trọng cho bài viết của mình.
Em nghĩ, Quê hương, những Con người của quê hương, trong 'thời đạn bom' và cả ngay bây giờ nữa là cái trân trọng, yêu thương nhất. Và khi mà con người ta bôn ba đây đó, được có..., mất có... thì khi trở lại quê và được đón nhận, thì đó là HẠNH PHÚC tột đỉnh nhất của một con người.
Lần nữa, đa tạ Anh.

  Gửi bởi: Thân Thơ - 12/08/2008

Cám ơn quý vị, bạn bè đọc đến 'cây mít' của tôi. Tôi mới mở blog theo: 'thantho.vnweblogs.com', mời đồng hương, bạn bè, ghé thăm, góp ý.
  Gửi bởi: Xuân Đức - 12/08/2008

Thân Tho ơi, sao vào theo địa chỉ ấy mà không có gì cả ?
  Gửi bởi: Thân Thơ - 12/08/2008

Bác vô lại coi, Thân thơ tôi vẫn vô theo:
http://thantho.vnweblogs.com/
Vô đó tôi cũng thấy cả blog của phanvanquang.vnweblogs.com mà

  Gửi bởi: Xuân Đức - 12/08/2008

Vô nó đòi mật mã blog, mình gõ mật mã cũng không được.
  Gửi bởi: Xuân Đài - 15/08/2008

Bấm vào đây cho nhanh, khỏi cần gõ gì cả
http://thantho.vnweblogs.com/

Nhận xét

Chia sẻ cho bạn bè

Bài viết liên quan