Tuesday, October 13, 2015

CHIẾN TỤNG NGỌC HỒI-ĐỐNG ĐA PHÚ

Tác giả: Nguyễn Khắc Phục




BÀI PHÚ CA TỤNG 
220 năm CHIẾN CÔNG NGỌC HỒI - ĐỐNG ĐA)
 Nghệ sĩ Quốc Chiêm trình bày tại lễ hội Đống Đa sáng nay,
30.1.2009, tức mồng 5 Tết Kỉ Sửu
                                                                                  
1. Lớn thay vận nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hùng thay hào khí
Thăng Long muôn thủa bóng rồng thiêng
Hai trăm hai mươi năm, một mùa xuân hùng vĩ
Lời tuyên cáo của đại đế Quang Trung bốn thế kỉ âm vang
Đánh cho biết nước Nam anh hùng, có chủ!
Cả đất nước bên nhau kiêu hãnh ngước nhìn lên
Ngọn cờ đào bách thắng
Xuân Kỉ Dậu một nghìn bẩy trăm tám chín (1789)
Ngọc Hồi - Đống Đa thành hùng ca bất tử Việt Nam!
2. Lịch sử như dòng sông có khúc chảy bình yên
Có quãng bão giông phải băng qua ghềnh thác
Nhưng tình yêu Việt Nam muôn đời không đổi khác
Khi Tổ Quốc lâm nguy, trăm họ lại đứng lên
Tất cả hiến dâng cho hồn nước thiêng liêng
Dàn thế trận Diên Hồng đánh tan quân xâm lược
Những Càn Long ngông cuồng không bao giờ hiểu được
Sức mạnh của dân ta yêu hòa bình và đại nghĩa nhân văn
Chỉ nhăm nhe đợi lũ Việt gian
Cõng rắn cắn gà nhà, rước voi giày mả tổ
Xua 28 vạn quân hùng hổ tiến ngay sang
Mưu nuốt chửng nước Nam trong chớp mắt
Những Tôn Sĩ Nghị, Hứa Thế Hanh vênh váo giữa Thăng Long
Bầy Chiêu Thống bôi mày vẽ mặt 
Cũng áo mão nhênh nhang, cũng ấn tín quốc vương
Bán nước cầu vinh, vết ô nhục mãi ghi trong sử sách
Thầy lẫn tớ mắt trợn trừng trợn trạc
Tâng bốc nhau tướng hổ quân hùm
Nào thiên mệnh, nào phù Lê, nào khai hóa đất Nam man
Mồm nốc rượu say, tay vơ đồ ăn cướp
Cười sằng sặc thi nhau chém giết lương dân
Mà không hay trời đang nổi phong vân
Đất đang chuyển, mấy nghìn năm nổi giận
Những Bạch Đằng, Vạn Kiếp, Chi Lăng gọi dậy bão Diên Hồng 3.
Đại tư mã Ngô Văn Sở lui về Tam Điệp - Biện Sơn
Đợi chiến lệnh của hoàng đế Quang Trung
Cả dân tộc kết thành đội hùng binh mùa mai vàng rực nắng
Đất phương nam vang dội chiếu xuất quân Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
     Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ Lời chủ tướng hẹn trước ngày đại thắng
Gửi cánh đào báo tiệp về Phú Xuân
Đoàn voi chiến băng đại ngàn ra trận
Những chàng trai Thanh Nghệ bỏ cầy cuốc tòng quân
Mắt nhìn thẳng hướng Thăng Long giục bước
Năm đạo binh dàn thế trận Diên Hồng
Đô đốc Bảo tiến đánh phía Nam
Đô đốc Tuyết, đô đốc Lộc dẫn thủy quân ra Bắc
Án ngữ Nhĩ Hà, chặn đường lui của giặc
Hoàng đế Quang Trung thống lĩnh đạo trung quân
Đập nát vụn tuyến bố phòng Nguyệt Quyết, Hạ Hồi, Nhật Tảo
Trong tiếng voi gầm, lửa cháy, nộ khí xung thiên
Đô đốc Long đánh thẳng vào Khương Thượng
Run như cầy sấy, Sầm Nghi Đống phải treo cổ lên cây
Tôn Sĩ Nghị nửa đêm hồn bay phách mượn 
Giục lũ tàn quân chặt gẫy cầu phao bắc qua sông
Giặc Mãn Thanh hiện nguyên hình bầy kiến
Giữa cuồng phong vỡ tổ chạy tháo thân 4.
Vinh quang thay ngày đất nước khải hoàn
Tự hào thay những vần thơ bốn thế kỉ âm vang
Thăng Long - Hà Nội bước vào mùa xuân hai nghìn linh chín
Trên gò Đống Đa nghe sang sảng tiếng cha ông Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương
Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
     Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta Con Rồng cháu Tiên
Yêu giang sơn tận máu thịt, tim gan
Cháy bỏng thiết tha hòa bình - độc lập - tự do và cơm áo
Trải mấy nghìn năm bao thế hệ Việt Nam  
Dâng tâm huyết, tình yêu lên bàn thờ Tổ Quốc
Trải qua bao thử thách hưng vong
Từ hải đảo thân thương đến châu thổ Cửu Long
Từ núi rừng Tây Nguyên đến đồng bằng Bắc Bộ
Từ Biển Đông đến Trường Sơn hùng vỹ
Từ Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái dải biên cương
Đến mảnh đất Thăng Long nghìn năm hùng khí
Sáng xuân nay mừng chiến thắng Đống Đa
Trăm triệu con tim xum vầy, một khát vọng thiết tha
Đón Tết hoa đào hồng tươi, hoa mai vàng nở rực
Dân Việt ở quê hương hay kiều bào xa nước
Chỉ một hướng nhìn tương lai trong thế trận Diên Hồng
Một tâm nguyện vì giang sơn gấm vóc
Giữ cho muôn đời bất diệt:
Việt Nam!
Hoàn thành đêm 04 rạng sáng 05 tháng 01 năm 2009
Nguyễn Khắc Phục       Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía Tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía Nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía Nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía Bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.
Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn,[39] có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.
Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.[40] Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.[41][42] Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân.
Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó trong một bài thơ:
" Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương
Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta  " [sửa] Giai thoại về việc ra quân
Tương truyền,[43] trước khi ra quân đánh quân Thanh, tại lễ đăng quang ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ lập kế để động viên quân sĩ.
Sau lúc làm lễ, Quang Trung sai mang đến cái mâm, trên để các đồng tiền, có phủ vải điều, rồi tuyên bố với quân sĩ:
" Ba quân hãy cùng ta quan sát, nếu cả hai trăm đồng tiền này đều sấp, thì đó là điềm trời báo chúng ta đại thắng. Nhược bằng, có đồng ngửa, thì đó là đại sự của chúng ta có điều trắc trở. " Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái, đặng bưng mâm tiền, cung kính dâng lên cao, rồi hất tung xuống sân. Quân sĩ thấy các đồng tiền nhất loạt đều sấp, reo hò mừng rỡ, tin chắc trận ra bắc sẽ thắng quân Thanh.
Kỳ thực, Nguyễn Huệ đã sai đúc 200 đồng tiền có cả 2 mặt đều là mặt sấp.  

 
Lạ thay cảnh hồ Tây
Lạ thay cảnh hồ Tây!
Trộm nhớ thuở đất chia chín cõi,
Nghe rằng đầy đã mọc một gò (2)
Trước bạch hồ (3) vào ở đó làm hang, Long vương trổ nên vùng đại trạch, (4)
Sau kim ngưu (5) do vào đây hóa vực, Cao vương đào chặn mạch hoàng đô (6)
Tiếng nghe gọi Dâm Đàm, Lãng Bạc,
Cảnh ngầm in tinh chử, băng hồ (7)
Sắc rờn rợn nhuộm thức lam xanh, ngỡ động bích nổi lên dòng lẻo lẻo,
Hình lượn lượn uốn vòng trăng bạc, tưởng vầng ngân rơi xuống mảnh nhô nhô (8),
Dư nghìn mẫu nước trời lằn sắc,
Trải bốn bên hoa cỏ nhiều mùa.
Áng đất phơi mỏ phượng, (9) còn in, kể rằng đài thượng nguyệt (10)
Vũng nước hút hàm rồng chẳng cạn, người gọi trản tung hô (11)
Tòa thạch tháp nọ nơi tiên để báu,
Chôn thổ đôi kia chỗ khách chôn bùa.
Đền Mục Lang hương lửa chẳng rời, tay lưới phép còn ghi công bắt hổ (12)
Quán Trần Vũ (13) nắng mưa nào chuyển, lưỡi gươm thiêng còn để tích giam rùa.
Kề bến nọ, quán thiên niên lớp lớp
Cảnh ngàn kia, ghềnh Vạn Bảo (14) nhấp nhô
Tòa Kim Liên sóng nổi mùi hương, chùa Trấn Quốc tưởng in vùng tĩnh phạn (15)
Hàng cổ thụ gió rung bóng lục, tràng Phụng Thiên (16) nhận sẵn thú nghi, Vu (17)
Dấu Bố Cái rêu in nền phủ (18)
Cảnh Bà Đanh hoa khép cửa chùa (19)
Trông mơ màng dường đỉnh Thứu (20) nơi kia, vài tổ thước cuối làng kêu chích chích,
Nghe phảng phất ngỡ động Đào mai nọ, mấy tiếng gà trong trại gáy o o .
Lò Thạch Khối (21) khói tuôn nghi ngút ,
Ghềnh Nhật Chiêu (22) sóng giật ý ồ ,
Rập rềnh cuối bãi Đuôi nheo, thuyền thương khách hãy chen buồm bươm bướm,
Thanh lảnh đầu hồ Cổ ngựa (23) tháp cao tăng còn hé cửa tò vò.
Chày Yên Thái nện trong sương chểnh choảng (24)
Lưới Nghi Tàm (25) ngăn ngọn nước quanh co.
Liễu bờ kia bay tơ biếc phất phơ, thoi canh ghẹo hai phường dệt gấm (26)
Sen vũng nọ nẩy tiền xanh lác đác, lửa đóm ghen năm xã gây lò.
Cầm ve gẩy lầu thư ảnh ,
Mõ cuốc khuya án kệ rì rù.
Gò Châu Long (27) khi ngọn gió đưa quanh, hồi thú cổ thẳng kề bên mái Trúc
Non Phục Tượng (28) lúc vầng trăng hé nửa, tiếng hàn châm nghe cách giải sông Tô (29)
Người ngoạn cảnh thẩn thơ đòi đoạn,
Khách thâu nhàn lai láng từng khu.
Mảnh áo tơi lốp xốp trong mưa, ca Thanh thảo quyến đàn trâu gã Nịnh (30)
Con thuyền trúc lân la trước gió, khúc Thương lương đưa gánh củi chàng Chu (31)
Vầy cuộc ẩn, mọi nghề chẳng thiếu,
Mượn thú vui bốn bạn gồm no.
Cảnh Khán Sơn (32) chưa gác cột cờ, lòng thơ đã bôi hồi ban lãnh thỏ (33)
Làng Võng Thị (34) còn đông tiệc rượu, tiếng cầm đà não nuột buổi tà ô.
Khách Ngô, Sở chợ tây ngồi san sát,
Người Hy, Hoàng song bắc ngáy phi pho.
Bến giặt tơ người vốc nước còn khuya, gương thiềm (36) đựng trong tay lóng lánh,
Vườn hái nhị kẻ giày sương hãy sớm túi xạ rơi dưới gót thơm tho .
Ngang thành thị, ghé yên hà một thú,
Dọc phố phường, tung phong nguyệt hai kho.
Gió hiu hiu dòng Nhị thủy đưa lên, lồng hơi mát tới chùm hoa khóm trúc
Trăng vằng vặc mái Tam Sơn (37) rọi xuống, đớp bóng trong từng lũ cá, đàn cò .
Phong cảnh cũ nhiều nơi thắng lãn,
Triều đại xưa mấy lớp thanh ngu.
mặt sóng đem đường dụ tượng (39), nọ thuở Kiền Phú (40)
Trải Trần trước đã nhiều phen xe ngựa,
Tới Lê sau càng lắm độ tán dù .
Trộm nhớ thiên bát vịnh du hồ, trong tỷ hứng cũng ngụ lời quy phúng,
Lại nhớ khúc liên ngâm thưởng nguyệt, lúc tiếu đàm thường thỏa ý giao phu.
Tòa đá nọ hỡi ghi câu canh họa,
Dòng nước kia dường nổi chén tạc thù .
Năm sau từ nổi bụi tiêu tường (41) ba thước nước khôn cầm màu hiệu khiết,
Buổi ấy cũng góp phần tang hải, sâu thu trời bao xiết nỗi hoang khô .
Hình cây, đá, mưa trôi gió giạt,
Sắc hoa, chim, mây vẩn sương mù.
Chốn tri đàm lâm bợn vẻ thanh quang, xuôi ngược những vẫy đuôi khoa đẩu (42)
Nơi phạn vũ (43) để che màu sảng lãng, dọc ngang treo mắc võng tri thù (44)
Hương cổ miếu đôi chòm lạnh lẽo,
Đèn viễn thô mấy ngọn lù mù.
Kênh đâu đâu đều chảy đến trung sa, lầu túc điều gió còn sớm quạt, Sen chốn chốn đã bay về Tây Vực (45) vũng du ngư nguyệt hãy tối mò.
Kêu trị, loạn, đau lòng con đỗ vũ (46)
Gọi công, tư, mỏi miệng cái hà mô (47)
Lũ cây mây lầm tưởng bóng nghê (48) thơ Thất nguyệt thở than cùng mục thụ (49)
Khách điếu nguyệt biếng tìm tăm cá, chữ Tam mộ bàn bạc với tiều phu (50)
Nghe xóm nọ rù rì ve nhặng ,
Ngắm ghềnh kia thấp thoáng trai cò.
Thú cao lưu chếch mác thế cờ, người nhạo thủy ôm cầm khi rạng quế (51),
Màu yên cảnh (52)bâng khuâng hồn rượu,khách đăng đài gác bút buổi bay ngô (53)
Chiêu phong vị xem dường quạnh quẽ,
Dấu đồ thư ngắm hãy mơ hồ.
Dưới cầu vồng nước chảy mênh mông, đường xưa đưa ngựa,
Trên thành trĩ (54) đá xây lởm chởm, bến cũ gọi đò.
Trước cố cung treo nửa mảnh gương loan (55), vừng trăng he hé,
Sau cổ tự gửi mấy phong da ngựa, đám cỏ lù rù.
Lớp canh dịch người xưa man mác,
Vẻ tiêu lương cảnh cũ thẹn thò.
Áng phồn hoa vì cảnh muốn phô người, người trải khi vật đổi sao dời, cảnh phải chiều người buổi ấy,
Trời thanh lãng có người mến cảnh, cảnh có sẵn nước trong trăng sáng, người nên phu cảnh này ru?
Vầng trăng nọ buổi tròn buổi khuyết;
Ngọn nước khia nơi hoắm, nơi nhô
Tới Mậu Thân (56) từ rõ vẻ tường vân, sông núi khắp nhờ công đãng địch;
Qua Canh Tuất (57) lại tưới cơn thời vũ, cỏ cây đều gội đức triêm nhu (58)
Vũng trì chiểu nước dần dần lặng;
Nơi đình đài hoa phới phới đua.
Chốn bảy cây, còn mấy gốc lăng vân (59), chẳng tùng bách cũng khoe hình thương lão;
Nơi một bến đã đóng đoàn hý thủy, tới uyên ương đều thỏa tính trầm phù.
Vẻ hoa thạch châu thêu, gấm dệt,
Tiếng trùng cầm, ngọc gõ, vàng khua.
Bãi cỏ non trâu thả, ngựa buông, nội Chu( 60) đã lắm người ca ngợi;
Làn nước phẳng kinh trầm, ngạc lặn (61), ao Hoàng nào mấy trẻ reo hò (62)
Mặt đất đùn này thóc, này rau, dầu lòng Cô Trúc (63),
Mặt nước chảy nọ dòng, nọ bến, mặc chí Sài, do (64).
Cây quán kia còn đứng dậy thần uy, đoàn Mán tới dám khoe lời Tây hữu (65)
Sen chùa nọ lại bay về Phật cảnh, lũ Ngô về từng niệm chữ Nam mô.
Dấu linh trị rành rành vẫn sáng,
Mạch hậu nhân (66) dằng dặc bao rò.
Mặc thành xưa đem lại thế kim thang, đất xây phẳng lặng;
Cánh hàn cũ sửa ra hình chữ trụ (67) đá xếp xô bồ.
Nghé vùng danh nẻo lợi bấy lâu, cảnh tuy rằng nhỏ;
Sang nước trí non nhân (68) mấy chốn, cảnh đã chi thua.
Trải mấy thu từng tựa bóng tàn xanh, thâu cảnh đã vào trong vũ trụ.
Sông nghìn dặm đã xa vời bệ tía, góp cảnh còn gọi chốn biên ngu,
Tuy thú vị đã giải bày ra đó
Sông thanh dung còn trang điểm lại cho.
Nay mừng:
Trời phù chính thống, đất mở hoành mô.
Quyền tạo hóa tóm vào trong động tác;
Khi càn khôn vận lại trước đô du (69)
Nền hoàng thành đặt vững Long Biên, ngôi bắc cực muôn phương đều cùng hướng;
Nền bắc trạch xêy kề Ngưu chử (70), cảnh Tây hồ trăm thức lại phương phu (71)
Chòm hủ thảo chưa qua tuần đom đóm,
Ánh tường vân đà cách độ tua rua (72).
Ngắm nguyệt chiêm từ cấn tượng (73) bốn hào, ống âm dương đà quét bụi;
Xem tuế luật đến Di tân bảy tấc (74), lò thiên địa mới hay tro (75)
Cỏ vãng phục lạnh thôi lại ấm;
Lẽ doanh hư bớt đã lại bù.
Dưới lục âm vừa sinh khí nhất dương (76) vạn phẩm đã nhờ ơn khôn tạo;
Trên cửu đạo lại tày ngôi thất chính (77) bốn mùa đều theo hướng đẩu khu.
Hương khâm kín xông miền hiệu đãng (78)
Rượu cung kiều thấm cõi linh u.
Áng năm mây bày ngọc bạch đôi hàng, thảo mộc hãy ca công Thang, Vũ;
Vang chín bệ nổi tiều thiều mấy khúc, điểu thú đều vũ khúc Đường, Ngu.
Vẻ hoa lẫn dấu cờ năm thức,
Mặt nước in bóng giáo ba ngù.
Trước huân phong (79) phảng phất cung đàn, làn thâm thủy muốn vái lên ngũ bái,
Dưới ngọ nhật vang lừng tiếng trúc, hình viễn sơn mong rạp xuống tam hô.
Lễ nhạc ấy nghìn thu ít thấy,
Phong cảnh này mấy thuở nàp so.
Trên dưới đều rồng mây cá nước phải duyên, giọt vũ lộ tươi đôi hàng uyên lộ;
Gần xa cũng bờ cõi non sông một mối, tấm đan thành dung khắp lũ nghiêu sô (80)
Hơi yêu mị quét dưới cờ thanh đạo,
Áng tường quangh tuôn trước ngọn huyền lô.
Rặng đầu nghềnh người mượn chữ vu viên (81) răn loài hồng nhạn;
Ca cuối vũng kẻ ngâm tại chử, nhủ lũ ê phù.
Lời ca ngợi, tưởng ngồi trong Chu Nhả (82)
Điệu ngâm nga, nghe đứng giữa Nghiêu cù (83)
Ngẫm nay đà vui thú tạc canh đành chốn chốn cũng ca đồng vũ tẩu;
Nhớ trước đã loài động thực, hẳn đâu đâu đều bặt quỷ êm hồ.
Nay lệnh tiết đã tin điềm thái lãng;
Xin thánh nhân càng ghín chữ dự du (84)
Ngon nguồn tuôn ràn rụa mái kia ghềnh, đàn chiếu thủy (85) chia dòng Kinh, Vị;
Chòm cỏ mọc tần vần bên nọ miếu, trống thôi hoa rẽ khóm huân do (86)
Nhận giá sắc, xét dân phong cần nọa;
Ngắm phong quang, soi vật tính thanh ô.
Chốn chiểu đài, xem cá nhảy chim bay, thâu sĩ lộ nơi thông nơi trệ;
Miền thôn ổ, lắng chim kêu gà gáy, lượng dân gian nơi háo, nơi trù.
Tinh u ẩn khắp bày trên thị thính,
Hiệu trị bình đành sắp dưới tề tu.
Nơi mạch kia dân tựa lấy làm trời, hang chuột ẩn há chừa nơi cỏ khuất.
Bờ liễu (87) nọ kẻ xây đà vững đất, lỗ kiến đùn khôn chuyển buổi nguồn xô (88)
Đem phong cảnh lại một bần chi nhỏ,
Mở thái bình ra bốn bể mới to.
Tôi nay: Hổ mình thiển lậu
Đại trí sơ thô
Ư một kỷ yên bề hu lịch (89)
Ngoài năm tuân thẹn bóng tang du (90).
Trước phượng đàn đứng sánh hàng loan trông hồ cảnh tiến một chương ly ngữ (91)
Bên ngự dạo ngửa trông vừng nhật, nổi thanh sơn mừng muôn kỷ dao đồ (92)
____________ (1) Hồ Tây ở Hà Nội. Tên gọi của hồ qua các thời kỳ: Làng Bạc (Bắc thuộc) Dâm Đàm (Trần) Tây Hồ (Lê) Đoài hồ (Trịnh) Tây Sơn về sau gọi là Tây hồ.
(2) Đá mọc một gò: tương truyền hồ Tây ở đời cổ là một núi đá.
(3) Bạch hồ: con cáo trăng
(4)Long vương trổ nên vùng đại trạch: truyền thuyết cho rằng Long vương dâng nước và đem các loài ở dưới nước đánh bắt được "bạch hồ", làm núi sụt thành đầm lớn tức là Hồ Tây.
(5) Kim Ngưu: trâu vàng, nói về tích Khổng Minh Không với chiếc chuông đồng đúc được nhờ công chữa bệnh cho thái tử bên Tàu. Chuông đánh vang sang Tàu, con trâu vàng tưởng tiếng mẹ gọi liền chạy sang, giẫm đất sụt thành hồ.
(6) Cao Vương: Tức Cao Biền Hoàng đô: Kinh đô nhà vua.
(7) Tinh chử: Vùng trên trời có nhiều sao (Tinh: sao; chử: bến nước) Băng hồ: cái lọ đựng nước băng. Tinh chữ băng hồ; ý nói cảnh đẹp, nước trong.
(8) Vầng Ngân: Chỉ sông Thiên hà (sông Ngân)
(9) Mỏ phượng: chỉ tích Cao Biền bảo hồ Tây là đất phượng hoàng uống nước.
(10) Đài thượng nguyệt: kiểu đất như mặt trăng ở trên đài
(11) Trản trung tô: sữa trong chén
(12) Đền Mục Lang: đền thờ ông Mục Thận ở bên hồ với tích bắt cọp cứu vua Lý Anh Tông.
(13) Quán Trấn vũ: đền thờ Trấn thiện chấn vũ đại đế
(14) Gềnh Vạn bảo: Gềnh ở khúc sông Nhị Hà gần hồ Tây
(15) Chùa Trần Quốc: Chùa ở cạnh Hồ Tây. Tịnh phạn: cảnh phật thanh tĩnh.
(16) Phụng thiên: một phủ của Thăng long xưa.
(17) Nghi, Vu: tắm mát ở sông Nghi, hóng gió ở nền Vũ Vu (lấy ý từ sách Luận Ngữ)
(18) Bố cái: chỉ Bố cái đại vương Phùng Hưng.
(19) Cảnh Bà Đanh: Bà Đanh, là công chúa triều Lý lập nên chùa này
(20) Thứu (Thứu lĩnh) là quả núi nơi Phật ở.
(21) Thạch khối: làng ở cạnh sông Nhị Hà, làm nghề nung vôi.
(22) Gềnh Nhật chiêu: Gềnh ở sông Nhị Hà, nay là vung Nhật Tân.
(23) Hồ Cổ Ngựa: ở phía nam hồ Trúc Bạch.
(24) Yên Thái: làng ở phia bắc hồ Tây, có nghề làm giấy ta (ca dao: nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ)
(25)Nghi Tàm: làng cạnh hồ Tây, làm nghề nuôi tằm và đánh cá .
(26) Hai phường dệt gấm: đời Lê có hai phường Tích sài, Bái Ân cạnh hồ Tây làm nghề dệt gấm.
(27)Gò Châu Long: ở hồ Trúc Bạch.
(28) Non hục tượng: Đền Phục tượng ở gần làng thụy Chương, nay cạnh đường Cầu giấy.
(29) Tiếng hàn châm nghe cách giải sông Tô: Tiêng hòn đá dệt vải ở giải sông Tô Lịch.
(30) Ca Thanh thảo: lấy ra từ câu ca: Thiên lý thảo, hà thanh thanh: Cỏ nghìn dặm sao xanh xanh? (Câu đồng dao thời Hán), Gã Nịnh: Tức Nịnh Tích thời Chiến Quốc, lúc hàn vi vì đi chăn trâu, sau làm quan tước Tề. Câu này nói về người đi chăn trâu.
(31) Khúc Thương Lương: Bài hát của người làm chài nước Sở: nước sông Thương Lương trong thì ta giặt giải mũ, nước sông Thương Lương đục thì ta rửa chân.
Chàng Chu: tức Chu Mãi Thần, người đời Hán, làm nghề kiếm củi, sau làm quan lớn. Câu này nói về người kiếm củi.
(32) Khán sơn: núi ở phía Tây núi Nùng, nay còn di tích ở vườn bách thảo Hà Nội.
(33) Lãnh thỏ: Con thỏ giã thuốc tiên ở mặt trăng.
(34) Võng Thi: ở phía bắc hồ Tây, làm nghề nấu rượu.
(35) Hy Hoàng: chỉ vua Phục Hy.
(36) Gương Thiềm: (thiềm: con cóc tía) chỉ mặt trăng do tích Hằng Nga uống vụng thuốc tiên.
(37) Tam Sơn: tên một hòn núi nhỏ có ba ngọn ở gần cửa bắc (vùng nhà thờ cửa Bắc ngày nay)
(38) Hưng Khánh: niên hiệu vua Trần duệ tông
(39) Dụ tượng: dụ voi, chỉ núi Voi phục
(40) Kiền Phù: niên hiệu vua Lý Thái Tông.
(41) Nổi bụi tiêu tường: Loạn ngay trong nhà (chỉ việc Trịnh Khải, trịnh Cán..)
(42) Khoa đẩu: Con nòng nọc.
(43) Phạn vũ: chỉ nhà chùa, sảng lảng: sáng sủa.
(44) Tri thù: con nhện
(45) Tây Vực: chỗ Phật ở
(46) Đỗ vũ: con chim cuốc.
(47) Hà mô: con ễnh ương (gợi tích vua Tấn Huệ đế ngu đần)
(48) Cày mây: đi cày dưới bóng mây. Bóng Nghê: bóng cầu vồng.
(49) Thơ thất nguyệt: Thơ trong kinh Thi, nói về Chu Công khó nhọc xây dựng cơ nghiệp nhà Chu. Mục thụ: trẻ chăn trâu
(50) Tam mô: chỉ ba mô trong knh Thư, nói về chính sự, giáo hóa.
(51) Nhạo thủy: vui thích nước (trí giả nhạo thủy-Luận Ngữ). Rạng Quế: Cảnh thu trăn tỏ.
(52)Yên cảnh: thơ Lý Bạch: Dương xuân triệu ngã dĩ yên cảnh (mùa xuân vời ta bằng cảnh đẹp).
(53) Đăng đài: lên đài cao. Bay ngô: lá ngô đồng rụng, chỉ mùa thu.
(54)Trĩ: chỉ tường thành xây cao, chắc chắn.
(55) Gương loan: tích con chiom loan nước Kế Tân nhìn vào gương mà kêu. Duyên loan là duyên vợ chồng. Câu: "Trước cố cung treo nửa mảnh gương loan": ý nói gặp loạn lạc các nàng hầu trong cung đều phân tán đi nơi khác cả.
(56) Năm Nguyễn Huệ xưng hoàng đế.
(57) Năm Nguyễn Huệ dẹp yên giặc giã
(58) Triêm nhu: ngấm dầm, tức là ngấm ân trạch nhà vua
(59) Bảy cây: bảy cây lơ ở hồ Tây ngày trước. Lăng vân: lấn đến nây (cây lớn)
(60) Nội Chu: Vua Chu Vũ vương thả trâu ngựa ra ngoài nôi tỏ ý không đụng đến việc binh nữa.
(61) Kình trầm, ngạc lặn: (Kình: cá kình, ngạc: cá sấu) chỉ giặc giã đã yên.
(62) Ao Hoàng: áo tích nhiều nước. Ao hoàng nào mấy trả reo hò: ý nói không còn giặc giã nữa.
(63) Cô Trúc: Bá Di, Thúc Tề là con vua nước Cô Trúc, ở ẩn, không ăn lộc nhà chu, hái rau vi mà ăn.
(64) Sào, Do: Sào Phủ, Hứa Do, hai bậc ẩn sĩ thời xưa ở Trung Quốc
(65) Tây hữu: phương tây có vị thần gọi là phật (Tây vực hữu thần ký danh viết phật.)
(66) Mạch hậu nhân: một dòng nhân đức phúc hậu.
(67) Cánh hàn: chỗ đất lở đắp hàn khẩu lại. Chỉ trụ: tên một ngọn núi đá đứng sừng sững giữa dòng sông Hoàng Hà, Trung Quốc, đây dùng chỉ cột núi đá giữa dòng sông nói chung.
(68) Nước trí, non nhân: do câu "Nhân giả nhạo sơn, tri giả nhạo thủy" (người nhân ưa thích núi, người trí ưa thích nước) trong Luận Ngữ.
(69) Độ du: những lời khen là hay, là phải
(70) Ngưu chử: bến con trâu vàng, chỉ hồ Tây.
(71) Phương phu: phô bày các loại cây cỏ thơm tho
(72) Tua rua: sao mọc về tháng Tư.
(73) Cấn tượng: quẻ cấn trong kinh Dịch, một hào là khí âm, đây là vào tiết tháng năm.
(74) Tuế luật: đồ xem khí hậu trong năm ở thời cổ. Di tân: ống luật để xem khí hậu tháng năm dài bảy tấc.
(75) Bay tro: ống luật đựng một thứ tro để xem thời tiết. Đến ngày có tiết hậu như đông chí, lập xuân thì tro trong ấy tự nhiên bay ra.
Lò thiên địa: trời đất làm cái lò (thiên địa vị lô Gia Nghị)
(76) Nhất dương: một khí dương sinh ra (tháng mười một ý nói loạn rồi đến trị).
(77) Cửu đạo: chín đường đi của mặt trời và amựt trăng (theo khoa thiên văn xưa) thất chính: gồm mặt trời, mặt trăng và năm vì sao kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tầy ngồi thất chính: làm cho thất chính cùng đi đều đặn.
(78) Khâm kính: kính cẩn. Hiệu đăng: rộng rãi, bao la tức là trời.
(79) Huân phong: gió điều hòa, lấy từ câu "Nam phong huân hề" nghĩa là gió nam điều hòa thay (vua Thuấn)
(80) Tấm đan thành dung khắp lũ nghiêu sô: Dẫu kẻ đến thường dân nhưu người cắt cỏ, kiếm củi, nếu có lòng trung thực mà muốn tâm sự gì với vua thì cũng được dung nạp
(81) Vu viên: đắp tường, ý nói cảnh dân chúng trở lại làm ăn, sinh hoạt đông đảo.
(82) Chu Nhã: thơ Đại Nhã và Tiểu Nhã đời Chu trong kinh thi, nói đến cảnh thái bình
(83) Nghiêu cù: đường đi thời vua Nghiêu có ông lão ca hát vui vẻ.
(84) Dự du: vui chơi, Hạ ngạn: "Nhất du, nhất dự vi chư hầu độ" nghĩa là một chơi một vui làm khuôn phép cho chư hầu.
(85) Đèn chiếu thủy: đèn soi xuống nước. Kinh, Vị: Sông kinh đục, sông Vị trong ví như người thiện người ác khác nhau.
(86) Trống thôi hoa: Trống thôi thúc các loài hoa nở ra ( lấy tích vua Đường Minh Hoàng) Huân do: cỏ thơm (huân) và cỏ hôi (do)
(87) Bờ liễu: do chữ "liễu đê" là bờ đê trồng liễu.
(88) Lỗ kiến đùn khôn chuyển buổi nguồn xô: đê đã vững vàng dù có lỗ kiến đùn, nước nguồn xô đẩy cũng không vỡ được.
(89) Yên bề hu lịch: yên phận hèn như cây hu, cây lịch là loài gỗ xấu
(90) Tang du: cây dâu, cây du, chỉ về tuổi già. Thẹn bóng tang du: thẹn tuổi già.
(91) Ly ngữ: lời nói quê mùa
(92) Dao đồ: cơ nghiệp quí báu. Muôn kỷ dao đồ: cơ nghiệp vua lâu dài muôn năm.

Nguồn : trannhuong.com

 Đăng ngày 30/01/2009
Ý kiến về bài viết
  Gửi bởi: Đức Tiên - 30/01/2009

Xin gởi anh bài viết của Trần Hoàng Vy nhà văn Tây Ninh
NGÀY XUÂN DẠO BƯỚC VƯỜN
TRÚC ONLINE.

*Trần Hoàng Vy.

             Qua mấy ngày xuân, sau những tiệc tùng, ồn ả, chúc tụng của cái tình, cái nghĩa. Của những nghi lễ đời thường, tôi thường tìm cho mình những khoảng vắng lặng êm đềm để thả hồn với văn chương...
              Những dư âm, dư chấn và lắng đọng của báo Tết, được xếp gọn gàng trên kệ tủ, còn lại những tập thơ trang nhã, xinh xắn của bạn bè từ muôn nơi gởi tặng. Tôi chọn cho mình cái thú vị đầu năm: Dạo bước Vườn Trúc online của bạn bè bloggers Quãng Trị.
              Một khoảng vườn thật mát, một cái bàn nhỏ, một cái ghế tựa và bình trà quạu Thái Nguyên chính hiệu...Tôi có một thói quen đọc thơ khi đã độc ẩm...gần cạn nửa bình trà. Không uống rượu khi dạo bước cùng thơ, bởi lẽ, tôi sợ cái bốc và hứng của rượu, nó làm mình dễ...lơ tơ mơ, trông gà hóa cuốc! Trà làm thanh thản và lắng đọng tâm hồn, dễ tiếp nhận cái sâu xa, tài tình của ngôn ngữ.
 
Vườn Trúc online là cái hình, cái dáng của CLB Trúc Sơn Trang, như những lời tự nhận khiêm tốn : "Chúng tôi đặt tên cho Hội trường ảo của mình là Trúc Sơn Trang bởi vì cái tổ chức ảo của mình được phát kiến, sinh thành và thường xuyên tụ tập sinh hoạt trong mảnh vườn nhỏ nhắn đầy tre trúc của người Chủ nhiệm CLB - Nhà văn Xuân Đức. Mảnh vườn là có thật, hàng chục loại tre trúc Việt Nam được tập họp về đây...
               Tất cả chúng tôi tự ví mình là trúc tre trong một mảnh vườn nhỏ...Tất cả khát vọng và niềm vui ấy chúng tôi cố gắng hiển thị lên trang thơ. Mong được bạn bè đón nhận..."( Chúng tôi tự giới thiệu).
                Từ cái cổng ngỏ và lời giới thiệu ấy, tôi chợt nhận ra mình có một cảm tình mới lạ và mong muốn được tìm kiếm thật nhiều cái vẻ đẹp"ảo mà thật" và "thật mà ảo" đó qua sự thể hiện và cảm xúc của 25 người thơ, tiêu biểu cho 25 "cây trúc" của Trúc Sơn Trang, mà từ lâu, tên tuổi của họ tôi đã được biết đến trên mạng và cả trong đời sống văn chương thường nhật.
                 Trước hết, hãy nghe Hồ Sĩ Bình tâm sự : " Hôm qua bão tới ngoài hiên/ Nghe em điện thoại từ miền thảo vy". Khoan hãy hỏi miền"Thảo vy" ấy là miền nào? Bởi lẽ giông bão là điều có thật ở thiên nhiên và cuộc đời. Có trãi qua mới biết cái tâm , cái tình nó nặng trĩu nhường nào : "Ơn em còn giữ thật thà/ Ngày sau thiên cổ để mà nhớ nhau"(Thảo Vy). Từ cái mạch rất thật ấy mà Trần Bình đã phải : " Ta về trở lại ngày năm cũ/ Một triền quê/ Xao xát giọt lòng/ Người đi có nhớ mùa tình tự/ Ai thả hồn thơ bên bến sông? " (Ta về trả lại ngày xưa cũ).
                  Với Xuân Lợi- Giang Châu, thì cái quán ngày nào đã là kỷ niệm, ký ức: " Vắng chỉ mai thôi trơ trống lễnh lang/ Mùi ngọc lan tràn vào phế ngực/ Những ban mai đôi chân hối thúc/ Về Giang Châu! Giang Châu!" và " Về quán Giang Châu ta về bên ta/ Nơi tình yêu làm tổ/ Nơi nhen nhóm lòng ta ngọn lửa/ Ấm bên này lan tỏa tới mai sau..."(Quán Giang Châu).
                    Quảng Trị là quê hương, nơi một thời ghi đậm dấu ấn của khói lửa binh đao. Thôi không nhắc lại những đau thương mất mát, bởi đang là mùa Xuân. Lê Bá Dương, người thơ xa quê, viết về Quảng Trị thật đầm ấm và cũng thật trĩu nặng ân tình: "Trước bời bời trắng cát/ Sau gió Lào triền miên/ Ngực chờm ôm lòng biển/ Lưng tựa chiều Trường Sơn/ Quảng Trị ơi Quảng Trị/ Dây nam bình ngang lưng/ Người đi về xa ngái/ Day dứt câu ân tình" (Quảng Trị ơi Quảng Trị).
                      Nhà văn Xuân Đức, "ông chủ" của Trúc Sơn Trang, từ một sự việc rất nhỏ, nhưng cũng rất "sống thực", với nội công thâm sâu, anh đã viết ra những dòng mà khi ngẫm kỹ, ta không khỏi...bàng hoàng: "Trên đời này chưa thấy/ Cái ngứa làm chết ai/ Nhưng mà rất khó chịu/ Muốn chưởi vung giữa trời.../ ...Mồ cha cái con ngứa/ Nhằm lúc cánh tay đau/ Lại núp sau cột sống/ Gậm nhấm tấm lưng nhàu", người thơ rất thật, nêu ra cái cụ thể: " Sao không là trước mặt/ Sao không ở bên sườn/ Thói đâu quen lén lút/ Chọc quậy phía sau lưng?", và cái chân lý mà người thơ nêu ra là : " Tựa lưng mài vào cửa/ Chỉ thêm rát da mình/ Đành nuốt căm, nín giận/ Sống chung loài tiểu nhân..."(Cái ngứa ở phía sau lưng), thì ai dám bảo đó là cái "ảo"? cái âm bản đã hiển hình, hiển hiện và ai...cũng có ở trong đời!
                       Người thơ Lê Văn Hoan, hóm hỉnh, nhưng không phải tự trào. Có lẽ anh muốn nói đến một cái ảo khác nhưng cũng sẽ là hiện thực : "Chiếc áo em may mới mặc đôi lần/ Vừa khổ, ngang tầm, hợp màu, đúng mốt/ Đường viền có xước những múi khâu/ Hàng chỉ thêu nguyên màu thế kỷ/ Cơn lốc cuốn đi, đi vào vũ trụ/ Hằng Nga ơi cất giữ cho anh/ Ngày mai kia có chuyến du hành/ Người đến đầu tiên là anh tìm áo"(Lên cung trăng tìm áo).
                       Nghĩ về mưa, Cao Hạnh có lối thơ là lạ : " Mưa/ Thả sợi trước mắt nhà thơ/ Treo hồn nhà thơ lên bóng mưa/ Mưa xuống cơn mưa trời đất/ Mưa mùa xuân/ Mưa mùa hè/ Mưa mùa thu/ Mưa mùa đông/ Những cơn mưa có một bộ mặt riêng/ Nhưng đều đi theo một con đường xưa cổ/ Là trong veo, rớt xuống phận bọt bèo"(Mưa)
                        Thanh Tịnh thì cảm...mưa qua một điệu thức khác : "Đêm nghe mưa/Sụt sùi phôn ướt sũng/ Ngậm ngùi mưa đổ vội vàng/ Sóng nấc nghẽn-thậm thào loang nước/ Nhạt nhòa ướt đẫm đêm hoang" và " Sóng dứt chừng lạnh ướt-mưa xa"(Phôn).
                         Tháng bảy miền Trung mình không biết ra sao? Chứ tháng bảy miền Nam mưa lê thê, buồn lắm! Trần Trình Lãm kết bài thơ (Tháng bảy về đó em ơi) : "Tháng bảy về thoáng cô liêu/ Tôi đi lẻ bóng liêu xiêu cuối đường/ Chỉ còn một chút nắng vương/ Tôi đem kết nhụy gửi thương cho người/ Tháng bảy về đó em ơi".
                          Võ Văn Luyến vẫn với dòng lục bát truyền thống, nhưng giàu ngôn ngữ, mềm mại với những cảm xúc thật lắng : "Mấy mùa trăng lạc ca dao/ Cỏ hoa chúm chím môi đào dạ thưa/ Mây ngoan buông xuống mặt hồ/ Tơ chùng thả sợi ngẩn ngơ xuống lòng" (Khúc trầm gửi miền sương ngọt).
                          Cát Miên, Hoài Nhạn những cây trúc...tiểu thư hiếm hoi của vườn Trúc Sơn, bỗng như một cơn gió...lay cành trúc xạt xào, một hơi thở dài của một cuộc sống thật : "Những người đàn bà quá lứa lỡ thì/ Nhìn đời qua những tiếng thở dài/...Là tiếng thở nẫu ruột/ Trắng dã một đêm trăng/ Lỡ/ Thì/ Sục soạng trên từng xentimét đường cong/ Thất thanh một cú xiết/ Lỡ thì thảng thốt..." (Đàn bà lỡ thì, Cát Miên). Và cũng là những cung bậc giao cảm buồn trong một trạng thái "Đi tìm...một nửa": "Em đi tìm anh/Anh ở nơi đâu! Em đi tìm anh/ Anh ở phương nào/ Để em chờ/ Để em đợi...Em vẫn đi/ Dù mưa nắng giãi dầu/ Để tìm...Nửa kia còn lại..." (Hoài Nhạn), thì ai bảo đó không phải là tình cảm rất thật của một con người hiện hữu.
                           Phan Văn Quang với (Lục bát làng Kim Long), đã "hong chút dại khờ ngày xưa" : " Rượu làng một thuở bạn quê/ Nhiều năm ra phố vẫn mê rượu làng.../...Củi rều đốt khói chiều nay/ Uổng công phơi phóng những ngày nắng lên" và " Rượu làng uống với bạn thơ/ Mùa xuân hong chút dại khờ ngày xưa".
                            Cổ Thành, xưa là chiến địa, nay đã có những đàn sáo trở về "líu ríu cười trên non mướt cỏ xanh". Bài thơ (Những đàn sáo Cổ Thành) của người thơ Phạm Minh Quốc là dấu hiệu thanh bình trong ấm áp của đất trời Quảng Trị : "Những đàn sáo cổ thành/ Líu ríu cười trên non mướt cỏ xanh/ Trong lao xao cây mùa trút lá/ Xa xăm chân trời là bến đỗ/ Miền cổ tích không chiến tranh..."
                             Với Đức Tiên, (Trăng hạ huyền) dường như là tiếng lòng, anh đang "Đến hẹn giữa mùa yêu": " Trăng hạ huyền rải lụa đồng quê/ Bờ dương liễu thì thào tâm sự.../...Nước chảy mềm vai nõn bờ ao.../...Mấy mùa trăng diệu ảo bồi hồi/ Mầm trăng dậy, vòm ngực căng vội vả", đã là hình ảnh thi tứ tràn trề cho : " Bà đỡ mùa ân ái/ Tay trinh tuyết nên hình hài thơ dại/ Tròn nguyên vóc dáng thiên thần".
                              Trương Đình Tuấn, Hồ Tĩnh Tâm, Nguyễn Xuân Tư, Phan Bùi Bảo Thy... là những người con Quảng Trị xa quê, song mỗi người vẫn góp vào một dáng trúc thi nhân cho vườn Trúc Sơn thêm nhiều ý vị. Nếu Trương Đình Tuấn tự cảm ; " Nước sông gạo chợ nơi nào/ Em tôi biết có chiêm bao cánh đồng..."( Vãn mùa), thì người...lang bạt kỳ hồ, tít tắp tận miền Tây sông nước Hồ Tĩnh Tâm lại (Tôi Quỳ chân) để dâng tâm linh cho quê mẹ: "Lượm lặt tuổi tên mình/ Lượm lặt đam mê và khát vọng/ Dâng lên bàn thờ Quảng Trị tâm linh/ Mối tình không bao giờ nguôi được/ Tôi quỳ chân/ Tôi quỳ chân/ Tôi quỳ chân".
                              Nguyễn Xuân Tư đi là để khám phá: "Rồi tôi sẽ đến nhiều miền đất lạ/ Khám phá thiên nhiên, cảm nhận bao điều/ Để trái tim không chai lì hóa đá/ Đời không gì bằng: Hạnh phúc tình yêu" (Rồi tôi sẽ). Và (Đêm trở gió), ở quê người, cái nỗi lòng, cái trăn trở, mới làm ta đau đáu làm sao một quê mẹ. Hãy nghe Phan Bùi Bảo Thy cảm nhận: "Đêm trở gió/ Quê người quạnh quẽ/Ký ức nghìn năm vội vã quay về/Tôi cuộn tròn tấm thân như con sâu róm đói/ Gặm nhấm nỗi buồn rũ nợ đam mê". Khúc mở đầu, cũng là điệp khúc cho cái kết một bài thơ, làm tôi cứ bần thần xao xuyến. Tôi cũng đang ngụ cư, nương tựa quê người...
                              Ánh nắng chiều vàng đã xuyên qua kẻ lá, rắc lổ chỗ hoa trên những trang thơ. Xuân đã chiều, vẫn còn những bạn thơ trong tập mà tôi chưa kịp "điểm danh"(Văn Xương, Lê Như Tâm,Hoài Quang Phương, Phạm Minh Quốc, Phan Luận,Nguyễn Văn Chức...) hãy thông cảm cho tôi, vì tôi đã phiêu diêu qua nhiều cõi thơ với xạc xào muôn lá trúc. Bước chân nhìn xuống đã thấy thấp thoáng cỏ áy tà. Hiện thực thì gần, mà ảo ảnh thì xa lơ xa lắc. Xin lui gót và cảm ơn một ngày xuân với thơ của VƯỜN TRÚC ONLINE.
                                                                           Bên bờ Vàm Cỏ, mồng bốn Tết Kỷ Sửu
                                                                                     TRẦN HOÀNG VY.     

Nhận xét

Chia sẻ cho bạn bè

Bài viết liên quan